Chào mọi người,
Mình lập chuyên mục này để mọi người trao đổi xem một hệ thống như thế nào thì nên dùng redundancy.
PLC AB thì rất bền, nhưng cũng có luc hỏng.
Printable View
Chào mọi người,
Mình lập chuyên mục này để mọi người trao đổi xem một hệ thống như thế nào thì nên dùng redundancy.
PLC AB thì rất bền, nhưng cũng có luc hỏng.
Redundancy là cái chi thế ;))
Redundancy là hệ thống chạy dự phòng, hiện tại có 03 kiểu:
1.Redundancy controller ---> loại này hay sử dụng nhất
2.Redundancy I/O---> loại này ít thấy hơn
3.Redundancy controller & I/O ---> loại này mình chưa thấy
có 02 dạng redundancy
1. Redundancy bằng soft ( s7-300,..)
2. Redundancy bằng hardware( s7-400,..)
(bổ sung)
Redudancy I/O có 2 loại: Redudancy nguyên rack I/O ( 2 rack lắp y chang nhau và cấu hình Redudancy, loại này hay dùng). Redundancy module trên cùng 1 rack (Trên 1 rack, cứ 1 module thì lắp thêm 1 cái bên cạnh, loại này ít dùng)
Khi Redundancy I/O thì thường người ta sẽ lắp thêm thiết bị chia tín hiệu (MTA của Simens là ngay chân, hoặc Barrier của các hãng khác). Ví dụ: tín hiệu cho ngõ vào AI thì dùng MTA của Siemens:6ES7650-1AA51-2XX0 hoặc Barrier MTL5043. Các bạn gõ model lên google là biết chức năng của mấy thiết bị này.
Nôm na 1 hệ thống cơ bản:
Thiết bị chấp hành - IO - Controller - (network) - PC
Mục tiêu của redundancy là ko bị gián đoạn dù có bất kì 1 phần tử nào bị lỗi. Do đó Redundancy có thể xảy ra ở tất cả các cấp độ.
- Redundancy Thiết bị chấp hành
- Redundancy IO /Controller
- Redundancy Network
- Redundancy PC ( software on PC )
Trong đó mỗi cấp độ lại có nhiều phương thức redundancy khác nhau.
Có 2 kiểu redundacy :
1 - redundancy theo kiểu làm việc song song : các phần tử redundancy với nhau đồng thời cùng làm việc
2 - redundancy theo kiểu làm việc dự phòng ( hot standby).
Một hệ thống đòi hỏi redundancy hay không là bài toán kinh tế , ví dụ có thể tính theo chỉ tiêu:
- Xác xuất lỗi hệ thống (theo thời gian) * Giá trị thiệt hại khi hệ thống lỗi / giá thành đầu tư và bảo dưỡng .
- Giới hạn thời gian lỗi hệ thống.
Mình chỉ tiếp xúc với hệ thống điện nên chỉ biết trong lĩnh vực này:
Về tiêu chí, hệ thống điện xếp vào hạ tầng quốc gia , tối quan trọng nên yêu cầu redundancy là bắt buộc.
Cấp độ thiết bị chấp hành :
- ví dụ đường dây 500kV Bắc Nam được xấy dựng (mục tiêu) là 2 mạch song song.
- với các mạng điện phân phối (ví dụ ở Tokyo ) thì xây dựng với khả năng đáp ứng n-1, có nghĩa là 1 mạng có n trạm, thì 1 trạm bị sự cố không làm ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
Cấp độ IO/Controller - Network - PC:
Hệ thống DCS thủy điện (hồ sơ yêu cầu cho thủy điện Hòa Bình ) được thiết kế :
- Redundancy Controller & IO
- Dual Ring network
- Redundancy Server & Workstation, mỗi Computer : 2 card mạng, ổ cứng RAID 5 & hệ thống phần mềm hỗ trợ redundancy.
Nghe nói hệ thống PCS7 cũng ghê gớm lắm, không biết nó như nào
Chỉ thấy các bác nói nên em cũng khó hình dung,
Bác nào có hình ảnh thì post lên giúp nhé
Đính kèm 1787
Ở hình vẽ trên có Redundancy nguồn 24VDC, Redudancy CPU, PS mô đun, Redundancy Rack I/O, Redundancy switch inthernet. Bạn tham khảo nha.
EMS. Siemens ah