Chào tất cả anh em và Admin!
hiện nay mình đang tìm hiểu và làm viết chương trình cho trạm trộn bê tông sử dụng: S7-200, OP7 sử dụng WinCC rất mong anh am cungd trao đổi và thảo luận nhé!
MOng nhận được sự giúp đỡ của các Pro!
Xin chân thành cám ơn!
Printable View
Chào tất cả anh em và Admin!
hiện nay mình đang tìm hiểu và làm viết chương trình cho trạm trộn bê tông sử dụng: S7-200, OP7 sử dụng WinCC rất mong anh am cungd trao đổi và thảo luận nhé!
MOng nhận được sự giúp đỡ của các Pro!
Xin chân thành cám ơn!
hi anh Thanh.
Như vậy anh có thể nói trề trạm trộn bê tông cho mọi người có thể hiểu được một số quy trình công nghệ như thế nào không? Vì thực tế thì khi hiểu được quy trình công nghệ hay quá trình hoạt động của hệ thống làm sao thì mọi người mới có thể thảo luận được chứ đúng không anh?!
Cám ơn anh Hiếu!
Quy trình trạm trộn bê tông thương phẩm
1. nguyên vật liệu để sản xuất sản xuất:
- Thành phần vật liệu đầu vào: cát, đá, ximăng, nước, phụ gia
- Cấp phối của mỗi mẽ trộn: được quy định sẳn theo yêu cầu.
2. Quy trình công nghệ:
- Nhập thành phần vật liệu cho mỗi mẽ trộn (cát, đá, xi măng, nước) và số mẽ trộn liên tục vào máy tính.
- Tiến hành cân định lượng cốt liệu đầu vào.
+ Cát, đá được cân lần lượt và dùng chung một thùng cân ( bao gồm 4 cửa xã cốt liệu)
+ Một thùng cân nước
+ Một thùng cân xi măng
- Cốt liệu đầu vào sau khi được định lượng theo cài đặt được chuyển đến cối trộn (cát và đá được chuyển bằng tời, nước và xi măng được xã bằng của xã đáy vào thẳng cối trộn)
- Tiến hành trộn theo thời gian và số mẽ cài đặt, mỗi mẽ trộn được xã vào xe vận chuyển.
- Quản lý số liệu:
+ Cung cấp phiếu xuất hàng (thời gian, số liệu thành phần cốt liệu, số mẽ trộn, khách hàng.....)
3. Thiết bị sử dụng:
- CPU Siemens 226 + Mudule 221 + Module 231
- Màn hình Siemens OP7
- Sử dụng WinCC
Rất mong nhận được sự trao đổi kinh nghiệm của toàn thể thành viên của diến đàn, mong rằng kiến thức củng như kinh nghiệp của mọi người ngày càng được nâng cao và hoàn thành tốt công việc của mình!
Chúc mọi người sức khoẻ!!!!
Chào anh Thanh, anh Hưng, chào Thầy Hiếu,
Mình gửi các bạn đồ án tốt nghiệp mình làm, các bạn tham khảo nhé. Các bạn có thể tham khảo về phần công nghệ ở trong file attach.
http://www.mediafire.com/?j2a7f8lqhbri37k
Về CPU thì tùy ứng dụng và chủ đầu tư, ở đây khi khảo sát mình thấy người ta sử dụng cpu300, có lẽ để cho khả năng openabe sau này và hỗ trợ thêm truyền thông (mình đoán vậy thôi, bởi DINCO là 1 cty lớn, có thể họ sẽ sử dụng mạng để giám sát việc sản xuất... nên sử dụng s7-300), anh Thanh sử dụng 200 thì về kinh tế, bởi trạm trộn thì small-scale project, ok mong các anh tiếp tục trao đổi thêm về vấn đề này nhé.
Kính chúc vui vẻ.
S7-200 hay S7-300 là do NCC tư vấn cho khách hàng (chủ đầu tư)
- Mình thấy như IMI làm trạm trộn lâu rồi nhưng vẫn dùng S7-200 + OP (không để ý là OP nào) + PC (có chương trình viết bằng VB để log dữ liệu)
- Còn nhiều NCC thì làm sẵn tủ điều khiển, đa số dùng S7-300 và đi mua Program (copy vào MMC) + Chương trình giao diện Scada (có những công ty viết sẵn (viết bằng VB) và chuẩn hóa) về đổ vào là dùng. Nhập thẳng khối lượng các thành phần cần cân vào chương trình giao diện Scada luôn, không cần màn hình OP
@mai.minh.thanh: Tùy theo mỗi loại bê tông khác nhau người ta sẽ có cấp phối riêng, người vận hành trạm trộn chỉ cần nhập khối lượng các thành phần cho 1 m3 bê tông, không cần nhập số mẻ cần cân. Khi cần trộn bao nhiêu m3 bê tông thì chương trình sẽ tự động tính toán, ví dụ trộn cho một xe 6m3 bê tông, khả năng trộn của trạm một mẻ là 2m3 bê tông thì chương trình sẽ tự động chia ra làm 3 mẻ.
Ngoài ra còn phải chú ý tới độ ẩm của các thành phần cần cân (cái này nhập vào là chương trình tự tính luôn), chủ yếu là cát và đá :)
Mong anh em thảo luận tiếp
Đính kèm 99
các anh cho em hỏi.em làm 1 dự án trên wincc.sau khi save lại rồi mở ra nó lại như thế này vậy ?
ai trả lời hỗ em được ko
hii., chào các bác em cung làm qua về trạm trộn bê tông rồi . em xin có ý kiến là nên dùng s7-200. dùng vì cổng vào ra của trạm trộn bê tông cũng không cần nhiều đâu.
Dear all
Lúc trước mình viết chương trình trạm trộn bê tông cho thằng bạn nó làm đồ án PLC S7-300 với WinCC .
mình up lên cho các bạn tham khảo nha
http://www.mediafire.com/?5gd6gmf65brgp2v
http://www.mediafire.com/?k9k1gd187hhi39g
good luck
toi se cung cap them tai lieu ve SCADA trong tram tron hoa chat
chào a Định!
e học khóa 07 BKDN,e dang tim tai lieu dem DATN về trạm trộn bê tông. a gui giup e phan wincc với. sdt của e:01227482385
-mail: [email protected]
Chào anh Thành,
Mình có một số góp ý với anh như sau:
1. Nên chọn PLC S7_300 vì:
_ Tốc độ xử lý cao hơn
_ Phần mềm có thể chạy giả lập dễ dàng rất tốt cho việc gỡ rối chương trình
_ Kết nối trực tiếp với WinCC mà không cần OPC. MPI có thể vừa kết nối với WinCC, vừa kết nối với màn hình.
2. Nên xây dựng hệ thống biến nhớ và đặt tên theo nhóm
3. Đây là một ứng dụng chạy mẻ nên cần viết dạng Function
4. Nên viết từng Function nhỏ và gọi chúng trong OB1
Chúc bạn sớm hoàn thành dự án!
Cung hay do
Dear hpecom
Nếu dùng s7-300 mà viết chương trình con thì chắc chắn sẽ dễ quãn lý và rõ ràng.
Nhưng sao mình làm mô phổng viết chương trình con không mô phổng được là sao ta.
Và còn 1 vấn đề nữa là tỉ lệ cát,đá xi măng trong 1m3 bê tông chính là bao nhiêu vậy mọi người.
Cảm ơn mọi người
Chào bạn.
Công suất của một mẻ trộn bê tông phụ thuộc vào Nồi trộn bạn àn. Ví dụ nồi trộn một lần trộn sẽ được 1m3 thì thường chĩ làm việc cao lắm là 0.8m3 thôi.
thứ 2: công suất của trạm trộn thì tính theo m3/h bạn à.
thứ 3: Thời gian trộn ra một mẻ là bao lâu thì sẽ dẫn đến công suất bạn à.
Chúc bạn thành công.
thanks ^.^!
mình có làm cái này bên PC SIMU, các bạn có thể tham khảo
http://www.youtube.com/watch?v=SvqXoUvEg3o
Hay! Thanks
Thanks bạn, cái này hay thật đấy, bạn có thể hướng dẫn từng bước được không Khanh My
Vấn đề vẽ hình thì mình biết rồi, cái ống nước làm sao cho nó hiểu là khi ấn Start thì biến thành màu xanh và cái bơm sao bơm nước lên được vậy.
Còn cái bồn nước mình đặt thuộc tính cho nó gồm những gì bạn. Với lại mình chỉ cần bật mô phỏng bên S7-200 là qua bên simu có thể mô phỏng được rồi ah, có cần phải play bên mô phỏng S7-200 nữa không. Còn 2 vấn đề đó thôi :)
Cái bồn nước có 3 mức, kích đúp vào cái bồn nước, trong đó có 3 địa chỉ dành cho mức cao, trung bình và thấp, để mình khống chế, về cái bồn nước bạn có thể tham khảo thêm tại đây http://plcvietnam.com.vn/showthread.php?t=989&page=2
không cần nhấn play bên S7 200 đâu, chỉ cần bấm start bên SIMU là đc
Thank verry much !!
hay! thanks
Cảm ơn Bạn Sydinh nhiều.
như vậy 1 thùng trộn trộn 1m3/1 lần mà 1 xe bồn 9m3 thì sẽ trộn tới 9 lần hả ta.
mình không biết ngoài thực tế mọi người làm thế nào, còn mơ hồ quá
Cảm ơn mọi người
thì tùy theo yêu cầu cấp liệu mà người ta phải trọn công xuất nồi trộn cho phù hợp thôi
ngoài nồi trộn theo mẻ ra nếu trộn công suất lớn thì có thể dùng kiểu trộn liên tục như cối nghiền của xi măng vậy
đầu váo cứ vào theo định lượng và đầu ra cứ ra nhưng loại trạm này thì mình mới nghe nói thôi chưa thấy lần nào
tất nhiên rồi
nhưng cái này mình thấy áp dụng cho trạm nghiền xi măng nhiều hơn còn trạm trộn bê tông thì chưa thấy ai làm vì chi phí quá cao và ít khi dùng công suất lớn đến vậy
nếu có thể thì nghiên cứu thử xem
- đầu vào sử dụng cân định lượng cân từng băng tải nhỏ các thành phần cát , đá ...riêng biệt cùng đổ xuống băng tải lớn và đưa vào cối nghiền
Tại cối nghiền thì nước và xi măng cùn được đổ vào theo định lượng từ 2 đương riêng biệt nữa
Cảm ơn Anh hongminhbv nhiều.
cái này về phần cứng em chưa được thấy bao giờ. còn nếu về phần mềm thì chắc làm được. trước đây em cũng đã làm bài tập HT trộn bê tông rùi nhưng ko có cân định lượng. em định làm theo yêu cầu của dinhdinh.. nếu anh có yêu cầu công nghệ của 1 trạm trộn thực tế có thể cho em em làm lại.
Đồng ý với thanhke_auto
Nếu các anh có yêu cầu cụ thể về trạm gởi lên cho mọi ngừoi tham khảo thì tốt quá.
Em cũng đang làm đồ án về trạm nhưng tình hình là thiếu kiến thức thực tế nhiều quá.
Sau khi tham khảo thông tin em đã sắp hoàn thành được cái đồ án môn học này.
http://www.mediafire.com/i/?7b8ol68usvm3ggp
Cảm ơn mọi người đã quan tâm giúp đỡ.
đúng cái này em đang cần tham khảo đây. nếu mà có 2 phương án trộn là theo mẻ và liên tục như vậy thì chắc là cần 2 CT trộn riêng rùi. vi nếu trộn liên tục nghĩa là khối lượng liệu vào và được bao nhiêu BT đầu ra đã được định sẵn rùi. như vậy cứ chạy liên tục đến khi nào hết liệu đầu vào thì mới thôi. nếu cahyj liên tục thì đk khó hơn 1 chút.
cảm ơn bạn đã chia sẻ file này.mình đang cần
cái này hay đó..:D