Ông cha ta vẫn để lại lời dạy "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" hay "Mùng năm, mười bốn, hai ba, Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" để chỉ định những ngày không tốt, không may. Vậy câu này có đúng đắn không? Lý giải thế nào?



Theo học thuyết Đông phương, con người ta thường lựa chọn ngày hoàng đạo để bắt đầu mọi công việc gọi là khởi sự, bởi vì họ tin rằng "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt", lựa ngày hoàng đạo sẽ gây cho họ sự tin tưởng là mọi việc được gặp nhiều may mắn.

Điều này bắt đầu từ thời ông cha ta, khi mọi người gặp những chuyện xấu như sập nhà, làm nhiều người tử vong hay làm những việc hệ trọng như cưới xin, đi xa mà lại không thành. Lâu dần cổ nhân đúc kết được rằng, vào các ngày cụ thể sẽ không tốt để làm việc lớn. Sau đó có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu. Cứ theo đó, quan niệm đó truyền tụng qua các đời và cho đến tận thời điểm này.



Xem thêm:

- https://xemvanmenh.net/can-xuong-tinh-so-doi-nguoi.html để giải đáp tử vi, phận giàu nghèo của quý bạn.



Lý do nào lại tránh ngày 3, 5, 7, 14, 23 âm lịch?



Theo một chuyên gia phong thủy có tiếng, vốn dĩ có câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" là vì theo quan niệm dân gian, đó là ngày "Tam Nương sát". "Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (đầu tháng ngày 3, ngày 7), trung tuần Thập tam Thập bát dương (giữa tháng ngày 13, 18), hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27", đó là những ngày được tương truyền là đi đứng hay khởi sự đều khó khăn, hư việc.



Ngoài ra, người Việt xưa cũng có quan điểm cho là, vào những ngày đó, Ngọc Hoàng cử 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử thách lòng người. Nếu ai bắt gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc... Đồng thời, đó cũng là một lời khuyên răn con cháu nên giữ lập trường trong mọi chuyện, gắng sức học tập, cần cù làm việc.



Còn các ngày 5, 14, 23 lại được xem là ngày Nguyệt kỵ. Các ngày này gộp lại đều bằng 5, người xưa thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên tiến hành gì cũng chỉ được nửa, không đạt được mục tiêu.



Thêm nữa giải thích ở một khía cạnh khác, số 3, 7 trong câu "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" chỉ là một sự ước lệ, chỉ những ngày lẻ. Bởi quan niệm cổ xưa cho là, con số lẻ được xem là các con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Vì vậy, thực hiện việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ tốt hơn. Thêm nữa số 5, 14, 23 là số chỉ dành cho vua chúa. "Rất có thể bắt nguồn từ việc không muốn dân thường sử dụng chung ngày với mình nên các bậc vua chúa mới đặt ra câu nói ấy".

Tuy nhiên, cũng không được quá câu nệ vào các ngày tốt xấu



Việc kiêng kỵ này cũng là một liều thuốc để mọi người có sự thúc đẩy, sự tin tưởng, an tâm vào những việc đã, đang, sẽ làm. Song, chẳng nên câu nệ quá nhiều sẽ gây hỏng việc, đồng thời sa ngã vào các trò mê tín dị đoan". Vì nhiều khi, điều không hay xảy đến không phải vì ngày tốt xấu mà do đó chính là vận hạn cuộc đời của mình năm đó. Để hiểu rõ những điều này, bạn có thể tìm hiểu thêm tại https://xemvanmenh.net/xem-han-tu-vi.html để biết xem năm 2018 bạn gặp phải những vận hạn, điều không tốt nào.



Lựa chọn ngày tốt - xấu chỉ là sự truyền tụng, người này thấy đúng rồi truyền đạt cho người khác mà không có sự kiểm chứng được chứng minh nào. Do vậy, chẳng thể nói là phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu nhưng mọi người cũng cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.

Thực tế cho thấy rằng, không phải những ngày 3, 5, 7, 14, 23 nào cũng xấu và không phải ngày nào không nằm trong những ngày đó cũng tốt. Dựa vào thuật: Âm Dương, Ngũ Hành, Kinh Dịch,... người ta đã luận ra điềm xui, vận rủi, việc nên hay không đối với từng ngày trong tháng cho tuổi của bạn thông qua https://xemvanmenh.net/tu-vi-hang-thang.html- điều này được coi là phương pháp chính xác nhất để chọn được những ngày tốt thay vì chỉ tránh những ngày 3, 5, 7, 14, 23.