-
Little PLC
Hỏi/đáp về mạng truyền thông Profibus và ứng dụng
Chào mọi người.
Vừa qua thì cũng đã tổ chức hội thảo Profibus xong cũng nhận được một số câu hỏi liên quan tới việc thiết kế hệ thống công nghiệp liên quan tới Profibus & những ứng dụng liên quan tới nó. Thay mặt mọi người thì mình xin tổng hợp một số câu hỏi liên quan tới hội thảo vừa qua và một số câu hỏi mà các bạn khác hỏi mình cũng như một số anh em khác trao đổi nay xin được phép đưa ra cho mọi người biết.
Về mục mạng truyền thông khá là nhiều do đó nếu có gì sơ sót thì mong mọi người bỏ qua cũng như bổ sung cho mình và mọi người thêm rõ.
Một số câu hỏi như sau:
1. Mạng Profibus là gì? Có phải mạng Profibus chỉ là chuẩn truyền thông của Siemens hay không?!
2. Cách thức cấu hình truyền thông Profibus giữa các thiết bị của Siemens cần những phụ kiện hay thiết bị gì?
3. Module truyền thông Profibus & Profinet của S7-300 & S7-400 là gì?
4. Sự khác nhau giữa truyền thông giữa các Module đó là gì?
5. Truyền thông Profibus của PLC S7-200 & S7-300 là module gì?
6. Giao thức truyền thông giữa 2 CP 342-5 là như thế nào?
7. Trên một hệ thống mạng Profibus có thể có 2 master được không? Nếu được thì cấu hình ra sao?
8. Hệ thống nhà máy ở khoảng cách xa nếu dùng thiết bị thông thường hay Profibus cable thì có khả năng bị nhiễu như vậy thì cách xử lý/ giải pháp như thế nào?
9. Địa chỉ khi cấu hình truyền thông Profibus là địa chỉ gì? Có thể sử dụng các biến nhớ M, V và DB hay không?
10. Nếu muốn truyền thông Profibus giữa các thiết bị của nhiều hãng với nhau thì cần những gì? Cách thức làm ra sao?
11. Profibus PA là gì? Có sự khác nhau giữa Profibus PA và DP không? Làm sao để giao thức truyền thông với Profibus DP?
-
-
Little PLC
Những câu hỏi này mình sẽ cùng các bạn giải đáp một cách chi tiết để mọi người cùng hiểu thêm về nó. Và các bạn lưu ý một điều dùm mình nhé. Dùng tiếng Việt để miêu tả chứ không phải cái gì cũng vào "Siemens có hêt". Có hết vậy bạn nói làm gì? Giải thích làm gì? Và đâu phải ai cũng giỏi tiếng anh để có khả năng hiểu hết 100%. Vì người Việt mà cứ dùng tiếng Anh làm mất đi bản sắc. Lưu ý điều này. Hãy dùng tiếng Việt giải thích cho người Việt.
Xin cám ơn.
-
-
Little PLC
1. Mạng Profibus là gì? Có phải mạng Profibus chỉ là chuẩn truyền thông của Siemens?
PROFIBUS là chữ viết tắt của Process Field Bus, là một tiêu chuẩn mạng trường được phát triển đầu tiên tại Đức năm 1987, sau này trở thành tiêu chuẩn của châu Âu EN 50 170 vào năm 1996 và trở thành tiêu chuẩn quốc tế IEC 61158 vào đầu năm 2000.
Ngày nay, càng ngày càng có nhiều nhà sản xuất và người sử dụng trên toàn thế giới ứng dụng tiêu chuẩn mạng này trong các hệ thống tự động hoá. Hiệp hội người sử dụng và phát triển PROFIBUS có tên gọi là PROFIBUS Nutzerorganisation (PNO) với hơn 1000 thành viên trên phạm vi toàn thế giới (trong đó có những nhà sản xuất nổi tiếng như ABB, Danfoss, Foxboro, Fisher-Rosemount, Krone, Vega, Wika, Endress+Hauser, Mishubishi Electric, Siemens, …).
Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản về PROFIBUS. Bài viết sẽ không đi sâu vào lý thuyết về nguyên lý hoạt động của tiêu chuẩn mà cố gắng đề cập đến những đặc điểm cơ bản để giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được các khái niệm cơ bản và có thể áp dụng chúng trong việc xây dựng hệ thống tự động hoá dùng PROFIBUS như một phương thức truyền thông chuẩn. Để cho người đọc nhất là những người không có nhiều kiến thức về mạng truyền thông dễ dàng theo dõi, phần dưới đây, tác giả xin được bắt đầu từ một số những khái niệm cơ bản.
Một số khái niệm cơ bản về mạng truyền thông
+ Truyền thông (communication): Là quá trình trao đổi thông tin giữa hai chủ thể với nhau. Ví dụ, hai PLC trao đổi thông tin với nhau trong một mạng truyền thông công nghiệp.
+ Mạng (network): Là một hệ thống bao gồm nhiều trạm (station) được nối với nhau để có thể trao đổi thông tin. Mỗi một mạng có thể bao gồm nhiều phân mạng (subnet).
+ Gateway: Là thiết bị để ghép nối hai hay nhiều phân mạng có khả năng truyền thông khác nhau. Ví dụ, trong hình dưới, trạm PLC S7-400 đóng vai trò một gateway ghép nối hai phân mạng (subnet) khác nhau là subnet 1 và subnet 2. Hai phân mạng này có thể có đặc điểm vật lý giống hoặc khác nhau (ví dụ, một gateway có thể nối mạng Ethernet với mạng PROFIBUS).
+ Liên kết (link): Là một phép gán logic cho phép việc truyền thông giữa một chủ thể này với một chủ thể khác để thực hiện một dịch vụ truyền thông.
+ Giao thức (protocol): Là các qui tắc, thủ tục qui định cho việc giao tiếp. Đối với việc truyền thông qua mạng, giao thức qui định cấu trúc của gói dữ liệu được trao đổi, phương thức hoạt động, thủ tục thiết lập truyền thông, bảo toàn dữ liệu và tốc độ truyền dữ liệu
Cấu trúc liên kết của mạng (Network Topology)
Là cấu trúc hình học của mạng, hay nói cách khác, là cách sắp xếp, tổ chức về mặt vật lý của mạng. Cấu trúc đơng giản nhất là cấu trúc chỉ có 2 nút mạng hay còn gọi là liên kết điểm-tới-điểm (point-to-point).
a) Cấu trúc tuyến (line): (xem hình vẽ ví dụ): với cấu trúc này, trong quá trình hoạt động, trong một thời điểm chỉ có một trạm được phép truyền tin, các trạm khác chỉ được phép nhận.
b) Cấu trúc mạch vòng (ring): (xem hình vẽ):
c) Cấu trúc hình sao (star):
d) Cấu trúc hình cây (tree):
Kỹ thuật truy nhập mạng (access technique)
Trong một mạng truyền thông có cấu trúc như một trong những dạng nêu trên, tại mỗi thời điểm chỉ có một thông điệp duy nhất được phép truyền đi, còn số lượng thành viên được phép nhận thông điệp này thì không hạn chế. Vì vậy, người ta phải thiết lập nên phương pháp phân chia thời gian gửi thông tin trên đường dẫn của mạng, hay còn gọi là kỹ thuật truy nhập mạng.
Theo cách phân loại trên (đây chỉ là một trong những cách phân loại), kỹ thuật truy nhập mạng có thể phân làm hai nhóm chính: tập trung và phân tán. Với kỹ thuật phân tán, chúng có thể là loại tiền định hay ngẫu nhiên.
Kỹ thuật truy nhập chủ/tớ (Master/Slave) là điển hình của kỹ thuật truy cập tập trung: Trạm chủ điều khiển toàn bộ luồng thông tin trên mạng. Nó gửi thông tin và lệnh tới các trạm tớ và yêu cầu các trạm này gửi thông tin trở lại. Việc liên lạc trực tiếp giữa các trạm tớ với nhau nhìn chung là không cho phép.
Token Passing: Là kỹ thuật tiền định và phân tán. Một bức điện ngắn có cấu trúc (có độ dài bit cố định) được dùng tương tự như chìa khoá gọi là token. Token sẽ được chuyển từ trạm này tới trạm khác theo vòng tròn logic và với một luật lệ nhất định. Trong thời gian một trạm giữ token, nó có quyền được truy nhập mạng và gửi thông tin đi. Đồng thời nó có nhiệm vụ chuyển token cho trạm tiếp theo sau khoảng thời gian qui định trên.
Nếu token sử dụng trong mạng có cấu trúc dạng tuyến (line) thì gọi là token bus. Nếu sử dụng trong mạng cấu trúc hình vòng (ring) thì gọi là token ring.
CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access Collision), là kỹ thuật truy cập ngẫu nhiên. Với kỹ thuật này, bất kỳ trạm nào đều được phép truyền tin trong bất kể mọi thời điểm nếu thấy không có trạm khác phát. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp hai hay nhiều trạm cùng phát tín hiệu cùng một lúc, nếu xung đột này (collision) xảy ra, các trạm đều huỷ bức điện của mình và sẽ gửi lại sau một thời gian chờ ngẫu nhiên. Kỹ thuật này được qui định trong tiêu chuẩn IEEE802.3 và được áp dụng bởi mạng Ethernet.
PROFIBUS
PROFIBUS là một chuẩn mạng trường dùng để truyền dữ liệu ở cấp điều khiển với khả năng truyền dữ liệu ở cấp nhỏ và trung bình. Về mặt vật lý, nó là mạng dùng dây dẫn đồng xoắn có bọc kim hoặc dùng dây cáp quang hoặc cũng có thể là mạng không dây dùng truyền dẫn bằng hồng ngoại.
+ Kỹ thuật truy cập mạng
Kỹ thuật truy cập: kỹ thuật truy cập cơ bản của PROFIBUS là Master/Slave (hình 1)
Tuy nhiên trong trường hợp có nhiều Master trong một mạng, quyền điều hành sẽ được luân chuyển lần lượt từ trạm Master này sang Master khác nhờ kỹ thuật Token Passing (xem hình 2). Trong trường hợp này, các trạm chủ luân phiên nhau hoạt động và thực sự nắm quyền điều khiển các trạm tớ của mình trong thời gian giữ token.
+ Các dạng PROFIBUS chuẩn (PROFIBUS variants)
PROFIBUS có 3 dạng chuẩn là:
- PROFIBUS DP
- PROFIBUS FMS
- PROFIBUS PA
PROFIBUS DP: Là giao diện chuẩn để trao đổi dữ liệu giữa các trạm điều khiển (dùng PLC, DP master) và các thiết bị hiện trường (DP slave). Hình 3 là ví dụ về một hệ thống mạng dùng PROFIBUS DP. Tốc độ tối đa của PROFIBUS DP là 12Mbit/giây.
PROFIBUS FMS (Fieldbus Message Specification): được sử dụng để trao đổi thông tin giữa các bộ điều khiển (PLC) và các máy tính ở cấp điều khiển. Một trong những ưu điểm của FMS là dữ liệu được truyền đi có cấu trúc không phụ thuộc vào thiết bị mà nó phát đi (dạng trung hoà), sau đó nó được chuyển đổi thành dạng đặc thù của thiết bị tiếp nhận nó. Điều đó có nghĩa là, nó có thể “nói chuyện” với tất cả thiết bị hiểu được FMS. Trong chương trình của người sử dụng, ta có thể dùng các ngôn ngữ tương ứng như STL hay C cho các ứng dụng chạy trên PC.
Cả PROFIBUS DP và PROFIBUS FMS đều dùng chung một công nghệ truyền dẫn và kỹ thuật truy cập mạng, vì thế chúng có thể hoạt động đồng thời.
PROFIBUS PA được thiết kế để chuyên dùng cho điều khiển quá trình và cho phép các thiết bị đo và các thiết bị chấp hành có thể nối ghép với mạng điều khiển chung thậm chí trong điều kiện môi trường nguy hiểm. PROFIBUS PA tuân theo tiêu chuẩn IEC 61158-2 (truyền đồng bộ), nghĩa là cấu hình an toàn và các thiết bị hiện trường nhận nguồn nuôi thông qua đường mạng. PROFIBUS-PA có thể có cấu trúc hình tuyến, hình cây hay hình sao. Số trạm trên một nhánh mạng phụ thuộc vào nguồn nuôi, dòng tiêu thụ của các trạm, dạng cáp được sử dụng và khoảng cách của chúng. Tốc độ truyền của PROFIBUS PA là 31.25 kbit/giây. Nó có thể hoạt động với cấu hình có dự phòng bằng cách nhân đôi đường mạng. Một tuyến PROFIBUS PA có thể nối với tuyến PROFIBUS DP thông qua bộ chuyển đổi DP/PA link
Theo Tạp chí Tự động hoá. ( Mục này có trong Slide của anh Hiển hôm thuyết trình đang liên hệ xin cho mấy bạn)
-
The Following 2 Users Say Thank You to tran_hieu0983 For This Useful Post:
-
Little PLC
2. Cách thức cấu hình truyền thông Profibus giữa các thiết bị của Siemens
- Để cấu hình truyền thông Profibus cần có: Trạm Master ( Master station) và Trạm Slave ( Slave station)
- Master cho hệ thống có thể là S7-400 có tích hợp cổng truyền thông Profibus ( CPU-400 - 2DP) hoặc là S7-300 có tích hợp công truyền thông Profibus( CPU 300 - 2DP). Còn nếu không có cổng truyền thông tích hợp thì ta sẽ mua module truyền thông Profibus để có cổng Profibus DP làm nhiệm vụ Master.
- Slave có thể lựa chọn là S7-300 có truyền thông Profibus ( hoặc mua thêm module rời), ET200, Biến tần ( mua thêm truyền thông Profibus giá khoảng 150$), màn hình HMI có truyền thông Profibus, S7-200 ( mua thêm module EM277 để có truyền thông Profibus)....
Khi lựa chọn thì việc cấu hình trên phần cứng là điều cần thiết để làm tốt phần còn lại cho hệ thống có liên quan tới truyền thông.
P/S: Có gì sai mong bổ sung thêm.
-
-
Thành viên cấp 1
thầy cho em hỏi về phần "kết nối giữa plc và Wincc flexible thông qua MPI,profibus,ethernet" như thế nào ạ?
bạn tránh post một bài ở nhiều mục nhé
Lần sửa cuối bởi hiennguyen, ngày 10-28-2011 lúc 08:11 AM.
-
-
Little PLC
Gửi bởi
khuchuong
thầy cho em hỏi về phần "kết nối giữa plc và Wincc flexible thông qua MPI,profibus,ethernet" như thế nào ạ?
Bạn hỏi lại thầy của bạn yêu cầu gì bạn ghi ra giấy rồi hỏi. Vì câu hỏi của bạn nhiều chỗ bạn không hiểu mình đang hỏi cái gì và ý của thầy bạn là gì?... và chuẩn truyền thông bạn cũng chưa hiểu thì nói ra làm sao bạn hiểu. và bạn làm theo các bước tôi hướng dẫn rồi đó. Tìm hiểu MPI là gì? Profibus là gi? Ethernet là gì? Chứ kết nối thì chụp cái hình vài phút xong bạn cũng không hiểu lại khổ bạn chạy vòng vòng. Ghi câu hỏi rõ ràng sẽ giúp bạn nhận câu trả lời chính xác và nhanh khỏi vòng vòng
-
-
-
The Following 3 Users Say Thank You to tran_hieu0983 For This Useful Post:
-
Thành viên cấp 4
Gửi bởi
tran_hieu0983
Đây là tài liệu mà anh Đặng Nhựt Hiển bên công ty Thạch Anh hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo nay gửi các bạn. Vì thời gian gần đây rất bận vì chuyện trường lớp và cuối năm nên gửi trễ mong các bạn thông cảm
http://www.mediafire.com/?7kg3skc132uurpq
Xin cám ơn anh Hiển nhiều. Có lẽ em sẽ phiền anh tiếp để giới thiệu thêm các mảng khác sau này nữa ^^. Hiện giờ em đang xin đầu tư thiết bị để có gì năm sau làm hội thảo sẽ có đồ cho anh test cho các bạn và em sẽ biên soạn thêm tài liệu hỗ trợ bằng tiếng Việt nữa - đang làm ^^.
Chúc anh sức khoẻ
đúng là những người nhiệt tình với công việc và biết quan tâm tới thế hệ tương lai
cảm ơn thầy Hiếu và các anh các bạn trong diễn đàn.
-
-
Thành viên Mới
Xin phép trả lời câu 6: Giao thức truyền thông giữa 2 module CP 342-5
Là hai module hỗ trợ truyền thông Profibus cho S7-300. Khi khai báo thì nó vẫn thực hiện bình thường nó là Master - Slave, Slave-slave (nếu đã có thiết bị làm master) và quan trọng là nó có thể là Master-Master. Khi dùng Cp thì khối lượng dữ liệu truyền nhận tăng lên rất nhiều.
Cho hỏi ai biết câu trả lời câu hỏi số 8 không? Làm sao để tránh nhiễu trong nhà máy? Có phải từ PLC kết nối đến cảm biến thì dùng PA phải ko? Thanks!
-
-
Little PLC
Làm sao để tránh nhiễu trong nhà máy? Có phải từ PLC kết nối đến cảm biến thì dùng PA phải ko?
Để tránh nhiểu trong hệ thống nhà máy thì có thể dùng thêm bổ chuyển từ Profibus sang cáp quang để tránh nhiễu tốt nhất, giải pháp này nếu dùng thì sẽ hơi tốn tiền nhưng tốt nhất. các bộ cảm biến, đo lưu lượng áp suất nếu theo chuẩn PA - Profibus PA - thì bạn sẽ dùng thêm module DP/PA để chuyển DP sang PA để giải quyết vấn đề.
Chúc thành công
-
Bài viết của "tran_hieu0983" đã được cám ơn bởi các thành viên:
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:03 AM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu