-
Thành viên cấp 1
Nghe nói dòng Sinamic của Siemens chuyên cho cẩu trục có ưu điểm là có thể chuyển động năng hãm của móc tải thành điện hòa vào lưới nhưng cài đặt thông số rất phức tạp. Con biến tần Fuji của Nhật thì có dòng FRN chuyên cho thang máy vì có thể đk động cơ ngay với cả nguồn DC(FRN 5.5 là trên 48V) dành cho trường hợp dự phòng. Bác nào có kinh nghiệm mong chia sẻ thêm
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
tran_hieu0983
Dùng loại nào là tuỳ bạn muốn dùng thôi miễn sao hệ thống của bạn chạy là OK. Nhưng theo những gì tôi biết ( tí tẹo thôi ^^) thì tôi chưa gặp phần động cơ DC trong nâng hạ cẩu mà chỉ là AC 3 phase. Vì công suất của động cơ AC mạnh hơn. - Nói sai nhớ chỉ bảo nha. ^^.
Trước đây, khi công nghệ biến tần chưa phát triển thì các ứng dụng constant torque thường dùng động cơ DC. Tuy nhiên khi công nghệ biến tần phát triền với khả năng điều khiển torque tốt thì các nhà sản xuất dần chuyển sang động cơ AC và biến tần vì giá thành cho động cơ AC và biến tần rẽ hơn nhiều so với DC.
Gửi bởi
tran_hieu0983
Cái này cũng thế dùng gì cũng được cho hệ thống chạy ổn định là ok chứ không hề phân biệt ai dùng gì đâu. Nhưng cái này tôi đã trình bày quan điểm ở trên goy
PLC hãng nào cũng được, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của khách hàng mà phải chọn PLC phù hợp, ví dụ nếu cần những tính toán phức tạp cho các ứng dụng như ELC, Antisway... thì cần phải chọn dòng PLC cao cấp thì mới đáp ứng...và quan trọng là dùng dòng PLC mà bạn rành về nó rồi. Mạng truyền thông cũng vậy: với một hệ cẩu lớn mà dùng Modbus thì không biết khi nào lệnh của bạn mới được truyền xuống để đáp ứng...Encoder: với ứng dụng nâng hạ hay lift thì nên có encoder, đưa về biến tần để biến tần có đáp ứng tốt hơn... Thiết bị đóng cắt: relay nhiệt hoặc contactor hoặc CB nên chọn những hãng tin cậy, những hãng như LS thì motor nhiều khi cháy rồi nhưng relay chưa tác động
Lần sửa cuối bởi mandichi, ngày 12-02-2011 lúc 10:45 PM.
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
sontybk
Nghe nói dòng Sinamic của Siemens chuyên cho cẩu trục có ưu điểm là có thể chuyển động năng hãm của móc tải thành điện hòa vào lưới nhưng cài đặt thông số rất phức tạp. Con biến tần Fuji của Nhật thì có dòng FRN chuyên cho thang máy vì có thể đk động cơ ngay với cả nguồn DC(FRN 5.5 là trên 48V) dành cho trường hợp dự phòng. Bác nào có kinh nghiệm mong chia sẻ thêm
Yeah, dòng Sinamics S120, S150 là dòng biến tần hạ thế mạnh nhất của Siemens, nên được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng. Đối với dòng sản phẩm: chuyển động năng hãm của móc tải thành điện hòa lưới -> đây là dòng regenerative drive, bạn nên tìm hiểu thêm về dòng này.
Còn dòng Fuji Frenic Lift chuyên dùng cho thang máy. Chạy với nguồn DC: đây là yêu cầu chung của những biến tần chuyên dành cho thang máy, để hoạt động trong trường hợp mất điện, để đưa cabin về đến tầng gần nhất. Bạn có thể lên trang chủ Fuji để download manual về tham khảo. Hiện giờ thị trường VN, biến tần Fuji dành cho thang máy dùng khá nhiều
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
hellofriend
Mình hiện công tác bên lĩnh vực Cảng, có kinh nghiệm về thi công các cẩu Grantry, RTG nâng hạ tải lên đến 40 tấn ( Dùng thiết bị điện cả Siemens lẫn ABB). Mình không biết bên bạn làm cho dự án nào, nếu cần hỗ trợ thì liên lạc với mình qua email để trao đổi thêm.
[email protected].
@hieutran: hiện tại các Cảng trong thành phố ( Vict, Lotus....đa phần xài động cơ DC + Driver Simoreg), chỉ một số Cảng mới sau này mới đầu tư hệ thống mới sử dụng motor AC + biến tần Fuji + kết hợp mạng truyền thông Profibus ). Thanks
Bác làm cho cảng nào vậy ạ?
-
-
Thành viên cấp 7
Gửi bởi
mandichi
Bác làm cho cảng nào vậy ạ?
Bác mandichi chuyên về biến tần ah ?
-
-
Thành viên Mới
Dạ không! Em chỉ đang tìm hiểu thôi ạ!
-
-
Về cẩu cảng mình cũng có chút kinh nghiệm nho nhỏ thôi
mình thấy Dùng động cơ AC hay DC là tùy thuộc vào yêu cầu vận hành và trọng tải của cẩu trục
nếu như bên chủ đầu tư chỉ định thiết bị thì thôi , còn nếu do mình chọn thiết bị thì Khuyên dùng như sau:
- Với loại cẩu gầu ngoạm
1 - PLC nên dùng S7-300 CPU 313-2DP trở lên truyền thông profilbus điều khiển biến tần
nếu hệ thống điện do bạn thiết kế thì nên dùng PLC Omron loại CP1E khoảng 4 con ( 1 con đk ở chân, 1 đk tại phòng lái, 1 tai phòng máy chính kết nôi truyền thông với biến tần , 1 con trên cabin nhỏ điều khiển nâng cần ) Các thiết bị bố trí theo các khối như vậy rất tiết kiệm dây đãn
riêng biến tần đk tập trung tại phòng máy chính khoảng cách truyền thông tới PLc là gần nhất có thể để đáp ứng nhanh và chính xác nhất
Sử dụng như vậy vẫn đạt các tiêu trí của cẩu trục và chi phí chỉ bằng 1/3 dùng plc S7-300
2 - nếu dùng động cơ AC thì dùng biến tần của ABB dòng ACS800 loại stander là đủ loại này có truyền thồng 485 tích hợp sẵn dùng với plc Omron OK còn dùng với S7-300 phải mua thêm modul Profibus
Ngoài ra có thể dùng biến tần yaskawa G7 ( thực tế đang chạy rất ổn định )
3- nếu dùng động cơ DC ( không nên dùng ở loại cẩu gầu ngoạm này ) động cơ DC có ưu điểm là momem rất lớn và chạy trất ổn định ở tốc độ thấp và trọng tải nặng nhưng giá thành quá đắt giá động cơ =3 động cơ AC và biến tần DC cùng rất mắc
đặc biệt khi sảy rặ cố cổ góp động cơ thì bán ve chai luôn
Về cầu trục cẩu container thì mình chưa làm bác nào làm rồi chia sẻ cho anh em luôn nha
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
nguyentu_bag
Về cầu trục cẩu container thì mình chưa làm bác nào làm rồi chia sẻ cho anh em luôn nha
Cẩu container: search với từ khóa: simocrane ( siemens), crane systems ( ABB) or Ship to shore Crane ( STS crane) hoặc Quay crane bạn sẽ biết được nó là gì.
BRs
-
-
Thành viên cấp 1
Bác nào làm về STS rồi viết một bài cho anh em tham khảo với.Công nghệ + solution+....Em đang tìm hiểu cái này mà chưa biết công nghệ
như thế nào.Thanks các bác.
-
-
Thành viên Mới
Hệ thống cẩu cảng STS hiện nay ứng dụng khá nhiều tại Việt Nam.
Công ty mình cũng đã làm 6 con STS rồi.
Hệ thống của STS chủ yếu như sau:
1. Bộ PLC điều khiển: trước đây mình dùng PLC ABB và Siemens S7-400.
2. Bộ điều khiển truyền động: hay gọi khác đi là các Driver. Nếu bạn dùng động cơ AC thì gọi là biến tần. Nếu bạn dùng động cơ DC thì gọi là DC Driver
Hiện này các bộ Driver rất đa dạng, nhưng để chuyên dùng cho cẩu cảng thì bạn nên dùng driver của Siemes hoặc ABB. Theo kinh nghiệm của mình thì driver của ABB sử dụng khá tốt và có nhiều chức năng dành chuyên cho cẩu.
Nói chung, phần điện của STS không phức tạp lắm, chủ yếu là chương trình điều khiển thôi. Có thể nói chương trình điều khiển của STS rất phức tạp.
Bạn nào có dự án về cẩu biển, nếu cần thì mình có thể hỗ trợ với chút kinh nghiệm của mình ở ngành này.
Chào các bạn!
-
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 12:25 AM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu