Bạn Nguyễn Duy Nam công ty xây lắp thương mại Hà Nam có hỏi: Có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng đối với công ty xây dựng hay không? Quy định nào quy đinh việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc phải có không là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng quan tâm và đặt câu hỏi đến viện quản lý xây dựng. Viện quản lý xây dựng xin hướng dẫn như sau:


Đầu tiên chúng ta nên biết:
CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ việt nam đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng.


CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?
– Ngày 16/7/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Theo điều 59 đến 67 Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Thông tư 08/2018/TT-BXD quy định: Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dụng quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Vì vậy chứng chỉ năng lực xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, công ty tham gia hoạt động xây dựng. Phải có chứng chỉ năng lực xây dựng mới được tham gia đấu thầu, nghiệm thu công trình.

QUY ĐỊNH MẪU CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG


Chứng chỉ năng lực xây dựng có bìa màu xanh nhạt, kích thước 21 x 29,7cm. Quy cách của chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục 06 Thông tư 17/2016/TT-BXD.

ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
– Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
– Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

CÁC LĨNH VỰC XIN CẤP CỦA CÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG
1. Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng;
2. Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng;
3. Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế - thẩm tra xây dựng công trình;
4. Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình;
5. Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án;
6. Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình;
7. Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng;
8. Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;


CƠ QUAN THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
– Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dưng hạng I;
– Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II hạng III;
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó.
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

THỜI GIAN VÀ HIỆU LỰC CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 10 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu.
– Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu của Bộ xây dựng;
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức;
– Bản kê danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt theo mẫu;
– Bản kê kinh nghiệm của tổ chức theo mẫu (ít nhất 03 công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng);
– Bản kê năng lực tài chính, máy móc thiết bị;
– Quy trình quản lý công việc, hệ thống quản lý chất lượng tương ứng từng lĩnh vực đăng ký;
Trên đây là toàn bộ những quy định mới nhất giúp cho đơn vị doanh nghiệp trả lời câu hỏi Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Đối với các đơn vị, tổ chức có nhu cầu tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng vui lòng liên hệ qua số hotline – 0914938368

CAM KẾT DỊCH VỤ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CỦA VIỆN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Vienquanlyxaydung.com là đơn vị phối hợp trực tiếp của Bộ Xây dựng, Tổng Hội Xây dựng và các Sở Xây dựng. Chúng tôi được phép đào tạo và cấp các chứng chỉ cho các cán bộ xây dựng, doanh nghiệp xây dựng trên toàn quốc.
viện quản lý xây dựng nhận dịch vụ tư vấn chứng chỉ năng lực xây dựng với cam kết:
1. viện quản lý xây dựng có hệ thống cố vấn tư vấn đầu ngành; các giám đốc ban quản lý dự án; chuyên gia tư vấn luật xây dựng.
2. Chỉ có viện quản lý xây dựng đọc duyệt hồ sơ CHUẨN CHỈNH TỐI ĐA 24H.
3. Chỉ có viện quản lý xây dựng mới làm việc được trực tiếp với Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng trên toàn quốc.
4. Thủ tục xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
5. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, chính xác, liên tục cập nhật các văn bản, quy định, hoạt động 24/7.
6. Tỷ lệ thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt.