Blockchain là gì ?


Blockchain có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ mỗi cá nhân mà với cả các doanh nghiệp. Ấy vậy, nó lại phát huy hiệu quả cao hơn khi áp dụng với các doanh nghiệp. Nhờ công nghệ blockchain, mà giúp tăng tốc độ hoạt động kinh doanh, tính minh bạch, tiết tới hàng tỉ đô la Mỹ. Về cốt lõi, blockchain đơn giản là cơ sở dữ liệu phân tán, với bản sao đồng nhất được lưu giữ trên nhiều máy tính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch (tài chính hoặc phi tài chính) giữa các cá nhân (hoặc công ty) không biết hoặc không tin tưởng nhau. Hầu như không thể gian lận, vì mọi giao dịch đều được ghi lại ở nhiều nơi và chi tiết của các giao dịch đó được hiển thị rõ ràng cho mọi người. Các công ty hiện đang sử dụng blockchain để theo dõi cá ngừ đánh bắt tươi sống từ khi rời khỏi lưỡi câu ở Nam Thái Bình Dương cho đến khi lên kệ hàng, để tăng tốc xử lý yêu cầu bảo hiểm và quản lý hồ sơ y tế. Tổng số tiền đầu tư vào blockchain của các doanh nghiệp và chính phủ trong năm 2019 có thể đạt mức 2,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 89% so với năm ngoái, và sẽ đạt mức 12,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022, theo International Data Corp. Khi PwC tiến hành khảo sát 600 đối tượng “có hiểu biết về blockchain” năm ngoái, 84% cho biết công ty của họ có liên quan đến blockchain.








Ứng dụng blockchain thể hiện thế nào ?


Dữ liệu mà blockchain cung cấp hoàn toàn tin tưởng. Dữ liệu sẽ không bị thay đổi, dù cho có đối thủ cạnh tranh của bạn có mạnh thế nào


– Ginni Rometty, CEO của IBM


Xem thêm: lập trình asp.net



Để ghi nhận sự tăng trưởng của cái gọi là blockchain “doanh nghiệp”, Forbes lần đầu tiên ra mắt danh sách Blockchain 50 thường niên bao gồm những công ty đang tận dụng hiệu quả công nghệ này theo những cách thức khác nhau. Trong khi ứng dụng đầu tiên của blockchain, tiền mã hóa, đang phải chật vật để giành được sự chấp thuận chính thức, thì những công ty này đang đầu tư nhân lực và tiền bạc để tạo dựng tương lai trên những cơ sở dữ liệu chia sẻ hàng đầu.


Xem thêm: đào tạo blockchain


Một sự thật ít ai ngờ tới, phiên bản blockchain tương lai sẽ khác nhiều so với người ta hình dung. Trong lúc những kẻ mơ mộng về tiền mã hóa mơ về một mạng lưới toàn cầu, công khai giữa các cá nhân liên kết trực tiếp và dân chủ, không có trung gian, những công ty này – nhiều công ty chính là những trung gian như DTCC – đang xây dựng những mạng lưới riêng mà họ sẽ sử dụng để thu lợi từ việc quản lý tập trung.


Xem thêm: tìm hiểu blockchain


Không có gì ngạc nhiên khi những công ty tài chính – từ Allianz, Visa đến JPMorgan Chase – thống trị danh sách này. Nhưng danh sách Blockchain 50 trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp, bao gồm công ty năng lượng BP, nhà bán lẻ Walmart và công ty truyền thông Comcast.


Do dư vị tồi tệ từ các “chợ thuốc phiện” bitcoin như Silk Road và bong bóng tiền kỹ thuật số năm 2017, hầu hết công ty đều nhấn mạnh sự khác biệt giữa tiền mã hóa và blockchain, tránh xa cái cũ và nắm lấy cái mới. Ở mức độ nào đó, các thành viên của Blockchain 50 đóng vai trò cầu nối giữa thế giới cũ và mới. Tương tự mạng máy tính nội bộ được các công ty sử dụng trong một thời gian dài trước khi Internet cất cánh, những công ty này đang bắt đầu bằng cách áp dụng công nghệ sổ cái phân tán ở quy mô nhỏ.


Bridget van Kralingen, phó chủ tịch cấp cao của IBM Global Industries cho biết: “Chúng tôi thực sự thấy được sự chuyển dịch của blockchain, từ thời điểm bị lu mờ bởi tiền mã hóa cho đến khi chuyển dịch tập trung vào những vấn đề kinh doanh thực sự và các quy trình phức tạp.”


Năm 2009, khi Satoshi Nakamoto, nhà sáng tạo bitcoin, kích hoạt mạng lưới của mình, blockchain là hệ thống kế toán cơ bản cho phép bất cứ ai cũng có thể chuyển tiền bằng bitcoin không cần qua trung gian. Các giao dịch được xử lý trong các block sau mỗi mười phút, mỗi block chứa chữ ký số của block trước đó, liên kết với nhau tạo thành một chuỗi. Thay vì dựa vào ngân hàng hoặc tổ chức trung gian để theo dõi khi bitcoin rời khỏi điểm này và đi đến điểm kia, hàng ngàn máy tính trên mạng lưới bitcoin sẽ làm việc này và công sức tính toán của họ được trả công bằng bitcoin.


Với hầu hết công ty, điều này làm lộ ra một vấn đề tiềm ẩn. Dù không yêu cầu định danh khi sử dụng blockchain bitcoin, chính các giao dịch lại được gắn với một địa chỉ có tính công khai, nghĩa là chỉ với một ít nỗ lực, những địa chỉ đó có thể được gắn với các cá nhân hoặc công ty ngoài đời thực. Vì vậy, các doanh nghiệp như Coca-Cola và JPMorgan Chase, đã quen với việc duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên các quy trình và hoạt động kiểm soát độc quyền, bắt đầu hoài nghi tiền mã hóa.


Các doanh nghiệp cũng cần một vài cách thức kiểm soát dữ liệu của họ. “Toàn bộ thế giới doanh nghiệp được tạo dựng quanh những đối tượng có trách nhiệm đối với mỗi phần cụ thể của luồng công việc,” David Treat, người đứng đầu toàn cầu mảng dịch vụ tài chính dựa trên blockchain (Financial Services Blockchain) của Accenture, cho biết. “Có kẽ hở là không thể chấp nhận được với một công ty trị giá nhiều tỉ đô la Mỹ. Bạn không thể có kẽ hở, hoặc bạn sẽ trở thành đối tượng của những hành vi xâm phạm an ninh nghiêm trọng và vi phạm khế ước xã hội.”


Bitcoin là một sự sáng tạo khéo léo, và Blockchain khá quan trọng, nhưng bitcoin không còn có giá trị duy nhất nữa rồi.


Có lẽ không công ty nào có ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của việc sử dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp hơn Digital Asset Holdings, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại New York đã thuê Blythe Masters – cựu giám đốc ngân hàng JPMorgan Chase – làm giám đốc điều hành đầu năm 2015. Dưới thời Masters, Digital Asset bắt đầu mua lại các công ty và gần như ngay lập tức mua một công ty nhỏ đang trong quá trình tạo dựng một “lời mời đích danh”, hoặc giấy phép, dựa trên blockchain. Đến cuối năm 2015, Digital Asset tặng những đoạn mã thuộc dự án “sổ cái mở” của họ cho Linux Foundation, tổ chức hỗ trợ những dự án phần mềm mã nguồn mở thương mại, bao gồm hệ điều hành Linux.


Dự án Hyperledger có những nhà tài trợ được cho là thuộc lĩnh vực tài chính và kỹ thuật, một phần nhờ vào các mối quan hệ của Masters. Ba mươi công ty nằm trong danh sách là những công ty tiên phong, bao gồm ABN AMRO, Accenture, Cisco, CME Group, IBM, Intel, JPMorgan Chase, NEC, State Street, VMware và Wells Fargo. Hyperledger ngay lập tức trở thành tiêu chuẩn vàng cho các dự án blockchain doanh nghiệp.


Diễn biến tiếp theo có thể được xem là thời điểm bùng nổ của blockchain doanh nghiệp. Đầu năm 2016, IBM đóng góp 44 ngàn dòng code cho dự án, hình thành lõi của một blockchain mới có tốc độ nhanh hơn và tăng tính bảo mật. Không dưới một nửa số thành viên của Blockchain 50 của Forbes đang dùng blockchain này, gọi là Hyperledger Fabric.


“Chúng tôi tập trung hết sức vào việc đảm bảo đó không chỉ là tiêu chuẩn cho công nghệ blockchain mà cả tài liệu và dữ liệu cũng phải là tiêu chuẩn,” Marie Wieck, tổng giám đốc IBM Blockchain cho biết. “Việc chuẩn hóa này giúp các công ty không mất thời gian so sánh sự khác biệt và hiệu lực của các văn bản.”


Ngay sau màn ra mắt của Hyperledger – dự án đầu cơ phi lợi nhuận, công ty công nghệ tài chính tại New York R3 đã gọi vốn được 107 triệu đô la Mỹ từ các tổ chức như ING, Barclays và UBS để tạo ra nền tảng blockchain doanh nghiệp vì lợi nhuận Corda Enterprise.


Khi tiềm năng thương mại của công nghệ blockchain đồng chọn trở nên rõ ràng hơn, nhiều công ty khởi nghiệp tiền mã hóa bắt đầu xem xét lại mô hình của mình.


Ví dụ như Ripple từ San Francisco, ban đầu được gọi là Open-Coin và được kỳ vọng sẽ là một hệ thống tiền tệ thay thế khác, đã mở rộng trọng tâm vào cuối năm 2015 từ tiền mã hóa (gọi là ripple, tên giao dịch là XRP) sang xây dựng phần mềm cho các ngân hàng lớn. Công ty khởi nghiệp bitcoin Counterparty cho ra đời một công ty khác – Symbiont – vào tháng 3.2015. Symbiont lập trình một blockchain độc quyền hiện được Vanguard sử dụng để chia sẻ dữ liệu chỉ số chứng khoán. Tháng 2.2017, ConsenSys – nhóm những công ty tiền mã hóa có trụ sở tại Brooklyn do một trong những nhà sáng lập Ethereum quản lý – đã hỗ trợ ra mắt tổ chức Enterprise Ethereum Alliance.