-
Little PLC
PLC S7-300 và các vùng nhớ trong PLC
Vùng nhớ PLC là gì? Chức năng của mỗi loại làm gì? Chúng ta cùng thảo luận và tìm hiểu nhé.
Thân chào
-
Bài viết của "tran_hieu0983" đã được cám ơn bởi các thành viên:
-
VÙNG NHỚ VÀ Ý NGHĨA
Vùng chứa chương trình ứng dụng : Vùng chứa chương trình được chia thành 3 miền
OB ( Organization block) : Miền chứa chương trình tổ chức.
FC ( Function) : Miền chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm và có biến hình thức để trao đổi dữ liệu.
FB ( Function block) : Miền chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm và có khả năng trao đổi dữ liệu với bất cứ 1 khối chương trình nào khác. Các dữ liệu này phải được xây dựng thành một khối dữ liệu riêng ( Data Block khối DB).
Vùng chứa tham số của hệ điều hành: Chia thành 7 miền khác nhau
I ( Process image input ) : Miền dữ liệu các cổng vào số, trước khi bắt đầu thực hiện chương trình, PLC sẽ đọc giá trị logic của tất cả các cổng đầu vào và cất giữ chúng trong vùng nhớ I. Thông thường chương trình ứng dụng không đọc trực tiếp trạng thái logic của cổng vào số mà chỉ lấy dữ liệu của cổng vào từ bộ đệm I.
Q ( Process Image Output) : Miền bộ đệm các dữ liệu cổng ra số. Kết thúc giai đoạn thực hiện chương trình, PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ đệm Q tới các cổng ra số. Thông thường chương trình không trực tiếp gán giá trị tới tận cổng ra mà chỉ chuyển chúng tới bộ đệm Q.
M ( Miền các biến cờ) : Chương trình ứng dụng sử dụng những biến này để lưu giữ các tham số cần thiết và có thể truy nhập nó theo Bit, Byte, Word hay Double Word.
T ( Timer) : Miền nhớ phục vụ bộ thời gian ( Timer) bao gồm việc lưu trữ giá trị thời gian đặt trước ( PV-Preset Value ), giá trị đếm thời gian tức thời ( CV –Current Value) cũng như giá trị Logic đầu ra của bộ thời gian.
C ( Counter) : Miền nhớ phục vụ bộ đếm bao gồm việc lưu trữ giá trị đặt trước ( PV- Preset Value), giá trị đếm tức thời ( CV _ Current Value)và giá trị logic đầu ra của bộ đệm.
PI : Miền địa chỉ cổng vào của các Modul tương tự ( I/O External input). Các giá trị tương tự tại cổng vào của modul tương tự sẽ được module đọc và chuyển tự động theo những địa chỉ. Chương trình ứng dụng có thể truy cập miền nhớ PI theo từng Byte ( PIB), từng từ PIW hoặc từng từ kép PID .
PQ : Miền địa chỉ cổng ra cho các module tương tự ( I/O External Output). Các giá trị theo những địa chỉ này sẽ được module tương tự chuyển tới các cổng ra tượng tự. Chương trình ứng dụng có thể truy nhập miền nhớ PQ theo từng Byte (PQB), từng Word (PQW) hoặc theo từng Double Word (PQD).
Vùng chứa các khối dữ liệu: được chia làm 2 loại:
DB(Data Block) : Miền chứa dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích thước cũng như số lượng khối do người sử dụng quy định, phù hợp với từng bài toán điều khiển. Chương trình có thể truy nhập miền này theo từng bit (DBX), Byte (DBB), Word (DBW) hoặc Double Word (DBD).
L (Local data block) : Miền dữ liệu địa phương, được các khối chương trình OB, FC, FB tổ chức và sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu của biến hình thức với những khối chương trình gọi nó. Nội dung của một khối dữ liệu trong miền nhớ này sẽ bị xoá khi kết thúc chương trình tương ứng trong OB, FC, FB. Miền này có thể được truy nhập từ chương trình theo bit (L), byte(LB), Word (LW) hoặc Double Word (LD)
-
-
Xin giúp đỡ về cách nạp giá trị số thực dấu phẩy động vào một biến nhớ
Có ai biết cách nạp một giá trị thực dấu phẩy động vào một biến khi lập trình không???Giúp mình với!!!!
-
-
Thành viên cấp 4
Gửi bởi
quartz_47
Có ai biết cách nạp một giá trị thực dấu phẩy động vào một biến khi lập trình không???Giúp mình với!!!!
Ví dụ bạn muốn nhập vào giá trị số thực là 10 . Thì bạn sẽ nhập vào là 10.0 . Bởi khi nhập 1 giá trị số thực thì bạn phải khai báo dấu chấm động " . "
-
-
Little PLC
Gửi bởi
thiquocvinh
Ví dụ bạn muốn nhập vào giá trị số thực là 10 . Thì bạn sẽ nhập vào là 10.0 . Bởi khi nhập 1 giá trị số thực thì bạn phải khai báo dấu chấm động " . "
Nhìn mặt avatar của bạn mình sợ quá ah. kaka. Cám ơn rất nhiều và nếu được bạn cho ví dụ có hình minh họa thì tốt quá như thế mọi người dễ hình dung hơn.
thân chào
-
-
Thành viên cấp 4
Gửi bởi
plcvietnam
Nhìn mặt avatar của bạn mình sợ quá ah. kaka. Cám ơn rất nhiều và nếu được bạn cho ví dụ có hình minh họa thì tốt quá như thế mọi người dễ hình dung hơn.
thân chào
Hehe. Đôi lúc mình cũng nên có 1 cái gì đó mới mẽ tí. Thôi không chém gió nữa, đi vào vấn đề chính hen.
Mình cũng không rõ ý của chủ topic này là gì? Nhưng theo ý mình hiểu là về dấu chấm động trong khai báo số thực.
Ví dụ ở bộ so sánh số thực này. Mình muốn khai báo số 10 vào nha. Tại IN1 mình khai báo là "10" thì sẽ không được (hiện màu đỏ). Tại IN2 mình phải nhập vào là "10.0" thì mới được chấp nhận.
-
-
Thành viên cấp 3
Bạn đang làm ví dụ j thì mới dùng đến cái này phải ko nhỉ ? Post lên mọi người ví dụ lên trên đó :d
-
-
a oi cho e hoi ?
cai vung nho của timer CV –Current Value đó có thể lưu lại và đọc nó như thế nào?
chẳng hạn như e đang chạy một timer t0 đc thoi gian ts thì đừng lại. Vậy muốn chạy tiếp giá trị ts đó thì làm thế nào ?
-
-
Thành viên cấp 3
Gửi bởi
doanvanthoi
a oi cho e hoi ?
cai vung nho của timer CV –Current Value đó có thể lưu lại và đọc nó như thế nào?
chẳng hạn như e đang chạy một timer t0 đc thoi gian ts thì đừng lại. Vậy muốn chạy tiếp giá trị ts đó thì làm thế nào ?
timer trong s7 300 cho phép bạn lựa chon vùng nhớ để lưu giá trị đếm tức thời mà,chi việc độc gia trị vùng nhớ mà bạn chọn thôi.
trong s7 300 có loại timer có nhớ,khi tín hiệu điều khiển = 1 thì timer bắt đầu đếm, =0 thì timer dừng đếm, =1 lại thì đếm tiếp giá trị đó.
-
-
Vùng nhớ DB trong S7-300
Trong chương trình s7300 của e có nhiều tiếp điểm thường đóng kí hiệu như thế này DB208.DBX1 nghĩa là gì hả các bác?
-
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 01:54 PM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu