Đăng Ký
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết

    Hệ thống mạng giám sát điều khiển từ xa qua mạng viễn thông sử dụng PLC S7_200

    I. GIỚI THỆU CHUNG.

    Hệ thống cảnh báo PLC S7-200 được sản xuất bởi hãng SIEMENS-GERMANY và tích hợp tại CTCP Tin học & Điện tử Viễn thông Việt Nam (VN-IT. JSC) là một thiết bị thông minh, sử dụng PLC S7-200 - SIEMENS và OnChip hoạt động theo phần mềm logic chuyên dụng phục vụ cho mục đích giám sát, điều khiển thiết bị từ xa qua mạng viễn thông với số người trực tối thiểu hoặc trạm không người trực.

    - Dữ liệu điều khiển và cảnh báo được trao đổi với trung tâm qua mạng tích hợp (đường truyền quang, luồng 2Mb, mạng điện thoại cố định hoặc di động.

    - Giải pháp truyền dẫn dữ liệu qua mạng tích hợp là một giải pháp hoàn toàn mới, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

    · Hệ thống trung tâm có thể quản lý đồng thời 128 trạm viễn thông trong cùng một thời điểm.

    · Người quản lý tại trung tâm có thể thiết lập lại các tham số của các thiết bị đặt tại trạm thông qua mạng .

    · Người được phân quyền có thể dùng máy tính, điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để kiểm tra các thông số tại trạm.

    · Quản lý ra /vào trạm bằng thẻ từ.

    · Lưu trữ các dữ liệu về cảnh báo (số liệu, hình ảnh) bằng cơ sở dữ liệu SQL Server.

    · Thông báo các sự cố vào máy điện thoại bằng tín hiệu cảnh báo hoặc lời thoại.

    II. ĐẶC TÍNH CƠ BẢN VÀ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG PLC SIEMENS S7-200

    1. Các đặc tính cơ bản :

    - Tích hợp WebSERVER

    - Hỗ trợ địa chỉ IP tĩnh hoặc động (DHCP SERVER). Hỗ trợ các công cụ xử lý ảnh trên Web (PhotoShop, Edit Imegine,...).

    - Kết nối giám sát tại trạm hoặc từ xa qua đường quang, line điện thoại,...

    - Lưu trữ các dữ liệu cảnh báo, sự cố, sự kiện thuận tiện cho việc tra cứu (Lưu tại trạm với dung lượng 80Gb-1Tb, lưu tại Trung tâm với dung lượng không giới hạn và dùng phương pháp Backup Mirror).

    - Có chức năng đặt thời gian trễ khi tác động một lệnh điều khiển nào đó từ Trung tâm như: khởi động máy nổ, chuyển nguồn AC từ điện lưới sang máy nổ và ngược lại...(Thời gian trễ tùy thuộc vào người sử dụng hoặc đặc thù của từng hệ thống).

    - Nén ảnh theo chuẩn MPEG,MPEG-4 đảm bảo cho hình ảnh đẹp, rõ nét.

    - Truyền tín hiệu Video theo thời gian thực (20-30 hình/s với mạng LAN) bảo đảm quan sát trực tuyến hình ảnh tại khu vực có lắp đặt Camera.

    - Quản lý theo sự kiện: có thể thiết lập Camera gắn với các sự kiện như cảnh báo phát hiện sự di chuyển, cảnh báo cháy,...

    - Tất cả các cảnh báo đều được đưa ra loa,còi tại trạm và Trung tâm.(Các cảnh báo còn có thể được đưa ra bởi tín hiệu thoại lưu sẵn theo từng loại cảnh báo và được truyền đồng thời cùng hình ảnh).

    2. Các khối chức năng chính :

    + Trung tâm xử lý và điều khiển : SIMATIC S7-200 CPU 226

    - Thực hiện và xử lý toàn bộ các công việc kỹ thuật phức tạp

    - Thêm được cổng PPI làm tăng tính linh hoạt và lựa chọn truyền thông

    - Có sẵn 40 đầu vào/ra (24 đầu vào và 16 đầu ra)

    - Mở rộng tối đa tới 7 modul mở rộng

    - Có bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu nâng cao

    + Modul mở rộng EM 231 (4 đầu vào) :

    - Đầu vào và ra tương tự cho SIMATIC S7-200.

    - Thời gian biến đổi tương tự sang số cực ngắn.

    - Kết nối với sensor tương tự và khởi động không cần thêm vào bộ khuếch đại.

    - Giải quyết các công việc tự động hóa phức tạp.

    *Mục đích sử dụng Modul mở rộng EM 231:

    + Phát hiện điều hoà bị sự cố:

    - Cắt điều hoà ra khỏi hệ thống khi Block bị kẹt.

    - Phát hiện điều hoà bị rò ga.

    - Điều hoà không làm việc do các nguyên nhân: Atomat bị nhảy, dây điều hoà bị đứt, quạt gió không quay...

    - Đo điện áp và dòng của Acquy 48V, 12 V.

    - Xác định Acquy gặp sự cố trong các trường hợp: Điện áp nạp cho Acquy bị mất, dòng nạp bị sụt hoặc tăng quá ngưỡng cho phép, điện áp pha và tần số làm việc của máy phát điện.

    + Modul chức năng RTD EM231 (2 đầu vào tương tự):

    - Modul tiếp nhận tín hiệu từ các bộ cảm biến.

    - Thân thiện khi sử dụng, đo được nhiệt độ với độ chính xác cao.

    - Hỗ trợ 31 loại cảm biến nhiệt điện trở.

    - Dễ dàng cài đặt trong hệ thống.

    Mục đích sử dụng:

    - Đo nhiệt độ môi trường để điều khiển điều hoà hoạt động luân phiên khi nhiệt độ trong phòng cao quá ngưỡng.

    + Modul truyền thông CP-243-1IT:

    - Kết nối SIMATIC S7-200 với mạng Ethernet (tốc độ 10/100Mbit/s, Song công/Đơn công, Jack RJ45, giao thức TCP/IP)

    - Lập cấu hình, lập trình từ xa và dịch vụ có thể thực hiện qua mạng Ethernet (tải chương trình lên/xuống,các trạng thái)

    - Có thể truyền thông qua mạng Ethernet theo phương thức Client – Server.

    - Truyền thông IT : Chức năng Web, Email, FTP Client cho trao đổi dữ liệu bộ điều khiển chương trình.

    - FTP Server có bộ nhớ 8Mb.

    - OPC có khả năng xử lý dữ liệu PLC trong các ứng dụng PC.

    + Modul truyền thông EM- 241:

    - Kết nối với PLC qua đường điện thoại từ xa.

    - Modem dùng cho Simatic S7 – 200.

    - Giải pháp cắm và chạy cho tất cả các modem kinh điểm trong lĩnh vực PLC.

    - Dùng để bảo trì từ xa chuẩn đoán truyền thông hoặc gửi thông báo SMS .

    - Thay thế các modem bên ngoài được nối qua giao diện truyền thông của CPU.

    - Dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh.

    + GSM modem TC351:

    - Kết nối với PLC qua mạng GSM.

    - Dùng cho Simatic S7-200.

    - Dùng để bảo trì từ xa chuẩn đoán truyền thông hoặc gửi thông báo SMS .

    + Card chuyển đổi giao tiếp 485/232:

    - Chuyển đổi giao tiếp 485/232 giữa CPU 226 với GSM modem TC351.

    - Chuyển đổi giao tiếp 485/232 giữa CPU 226 với PC.

    + Modul nguồn cung cấp cho Simatic S7-200:

    - Điều chỉnh nguồn cung cấp cho tải dành cho Simatic S7-200.

    - Thiết kế phù hợp với việc sử dụng trong các hệ dùng PLC.

    - Điều khiển tin cậy, encoder và sensor với 24V/3.5A.

    - Dễ dàng lắp đặt trên khay chuẩn.

    + Modul ATS – Giám sát và điều khiển nguồn :

    - Giám sát các loại nguồn (AC lưới, AC máy nổ, DC 48V dự phòng…)

    - Thiết kế phù hợp với việc sử dụng trong các hệ dùng PLC.

    - Điều khiển nguồn khi nguồn bị sự cố.

    - Giám sát các thông số kỹ thuật của máy nổ.


    - Dễ dàng lắp đặt và kết nối với hệ PLC SIMATIC S7-200
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  2. #2
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP CỦA HỆ THỐNG


    A. THIẾT BỊ TẠI TRẠM:

    I. HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN NGUỒN - ATS

    1. MÔ TẢ CÁC KHỐI THIẾT BỊ CHÍNH

    Hệ thống gồm các khối thiết bị chính sau:

    1. Bộ phân áp và ổn áp.

    2. Bộ cảm biến nhận dạng nguồn.

    3. Bộ chuyển đổi AD.

    4. LOGO!24RC SIEMENS và CHIP vi xử lý.

    5. Cơ cấu điều khiển và chấp hành.

    6. Nguồn ắcqui 48V/12V.

    Mô tả chức năng chính :

    1. Tự động ngắt hoặc chuyển nguồn AC:

    Tự động ngắt nguồn, chuyển nguồn AC hay khởi động máy nổ khi nguồn AC hiện thời vượt quá giá trị cho phép.

    2. Tự động nạp ắcqui :

    Mạch nạp ắc qui sẽ tự động làm việc khi CHIP vi xử lý (thông qua bộ biến đổi AD) nhận thấy điện áp của ắcqui ở mức thấp hơn 11,5V. Với chức năng này, điện áp ắc qui cấp nguồn cho PLC S7-200 luôn ổn định ở mức 12V giúp cho PLC S7-200 làm việc tốt nhất.

    3. Cảnh báo sự cố điện lưới :

    - Phát hiện và cảnh báo ngay khi có sự cố về điện lưới như : mất pha, đảo pha, điện áp sụt dưới ngưỡng cho phép.

    - Điều khiển từ Trung tâm cho phép máy nổ hoạt động khi mất điện

    - Gửi giá trị điện áp, tần số đo được về Trung tâm theo thời gian thực.

    4. Giám sát hoạt động của máy nổ :

    - Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm khi có sự bất thường về điện áp, pha, tần số

    - Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm khi có sự bất thường về nhiên liệu, dầu nhớt

    5. Giám sát điện áp DC :

    - Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm khi điện áp nguồn DC sụt dưới ngưỡng cho phép.

    - Gửi giá trị điện áp, tần số đo được về Trung tâm theo thời gian thực

    6. Các cảnh báo về nguồn được gửi về Trung tâm và đưa ra tại Trạm :

    6.1 Cảnh báo nguồn

    + Đưa ra cảnh báo "No Supply'' hoặc " Over Supply " khi nguồn điện lưới AC cấp cho Trạm BTS/BSC bị mất hoặc vượt quá ngưỡng cho phép.

    + Cảnh báo “Battery” khi nguồn ắcqui cấp cho PLC S7-200 bị sụt xuống dưới mức cho phép.

    6.2 Khả năng phát hiện cảnh báo :

    + Đối với cảnh báo “AC” thì thời gian để phát hiện cảnh báo < 1s và phục hồi khi có nguồn AC trở lại.

    + Đối với cảnh báo “Battery” thì thời gian để phát hiện cảnh báo < 1s và phục hồi khi cảnh báo được khắc phục.

    ( Được mô tả chi tiết hơn trong mục - Bảng chỉ tiêu kỹ thuật)

    6.3 Hình thức gửi cảnh báo :

    Các cảnh báo “Supply” và “Battery” được kết nối với cổng tiếp nhận cảnh báo của Trạm BTS/BSC để truyền về Trung tâm OMC.

    2. CẤU TRÚC KHỐI THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG :

    2.1. Cấu trúc

    Trong PLC S7-200, hệ thống tự cảnh báo nguồn ATS được có cấu trúc:

    2.2 Nguyên lý hoạt động

    2.2.1 Giám sát, điều khiển và cảnh báo AC:

    - CHIP vi xử lý liên tục theo dõi các tham số nguồn AC và dòng tải thông qua cảm biến nhận dạng .

    - Ra lệnh ngắt nguồn, chuyển nguồn hay khởi động máy nổ khi phát hiện thấy các tham số nguồn AC nằm ngoài dải giá trị cho phép thông qua hệ thống điều khiển và các Rơle chấp hành.

    - Ra lệnh ngắt nguồn, chuyển nguồn hay khởi động máy nổ khi giá trị điện áp hoặc dòng tải nằm ngoài giới hạn điều khiển (Ví dụ do chập pha, chập tải....)

    - Đồng thời phát tín hiệu cảnh báo tới trung tâm điều khiển và các số điện thoại cần thiết.

    2.2.2. Giám sát, điều khiển và cảnh báo nguồn DC:

    Thông qua phân áp và bộ chuyển đổi AD, CHIP vi xử lý liên tục theo dõi mức điện áp và dòng tải của hệ thống ắcqui.

    Ra lệnh cho bộ nạp ắcqui hoạt động khi điện áp của ắcqui bị sụt dưới mức 11,5V cho đến khi mức điện áp của ắcqui ổn định ở mức 12V.

    Ra lệnh chuyển nguồn hoặc ngắt nguồn DC khi giá trị điện áp bị sụp quá giới hạn điều khiển (ví dụ đứt cầu chì, Ac qui bị chập, quá dòng...) ; đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo tới trung tâm điều khiển và các số điện thoại cần thiết.
    Lần sửa cuối bởi nguyenninh, ngày 03-19-2012 lúc 12:39 AM.
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  3. #3
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    II. HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HÒA:

    1. MÔ TẢ CÁC KHỐI THIẾT BỊ CHÍNH

    Hệ thống gồm các khối thiết bị chính sau:

    - Các đầu dò, cảm biến dòng, áp.

    - Modul EM 231- SIEMENS và CHIP vi xử lý.

    - Các SWITCH chuyển đổi.

    - Các cơ cấu rơle chấp hành.

    2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

    1. Điều khiển điều hòa hoạt động theo các chế độ luân phiên hoặc đồng thời tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ thiết lập.

    Do sự phức tạp của khí hậu Việt nam, thay đổi thời gian luân phiên làm việc là một trong những giải pháp nhằm làm tăng độ tin cậy và tuổi thọ cho hệ thống máy điều hoà nhiệt độ .

    Hệ thống PLC S7-200 có khả năng điều khiển chế độ luân phiên hoặc đồng làm việc của các điều hòa. Thời gian luân phiên làm việc được cài đặt từ trung tâm điều khiển thông qua mạng, có thể thay đổi tùy chọn từ 1 đến 24 giờ theo những thời điểm khác nhau.Thời gian làm việc đồng thời chỉ xảy ra khi nhiệt độ phòng vượt quá ngưỡng cho phép và sẽ trở lại chế độ luân phiên khi nhiệt độ xuống dưới ngưỡng cho phép.

    2. Giám sát trạng thái hoạt động của điều hòa và gửi về Trung tâm, điều khiển điều hòa hoạt động khi có nguồn cung cấp.

    Các trạng thái hiện tại của điều hòa được gửi thường xuyên về Trung tâm nhằm đáp ứng tính thời sự và việc giám sát tại Trung tâm được cập nhật.Khi mất nguồn AC tại trạm và có trở lại (bằng bất kỳ hình thức nào) hệ thống sẽ điều khiển điều hòa hoạt động trở lại với các chế độ đã được lưu trước đó.

    3. Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm và tại trạm khi nhiệt độ phòng vượt qua ngưỡng cho phép.

    PLC S7-200 có khả năng đo chính xác nhiệt độ phòng máy. Khi nhiệt độ phòng máy vượt quá ngưỡng đặt trước, PLC S7-200 có thể tự động ra lệnh cho các máy điều hoà nhiệt độ cùng làm việc. Khi hết tình trạng quá nhiệt, các máy điều hòa tiếp tục chạy thêm 5 phút (để tránh tình trạng điều hoà đóng mở chập chờn khi nhiệt độ giao nhau trong khoảng quá ngưỡng). Sau đó PLC S7-200 điều khiển để các máy điều hoà nhiệt độ làm việc luân phiên trở lại.

    Trong trường hợp các máy điều hoà đang làm việc nhưng phát hiện thấy nhiệt độ vẫn tăng PLC S7-200 sẽ phát ra cảnh báo ‘Quá nhiệt’ (Over-Temp) tại trạm và gửi ngay về Trung tâm.

    4. Ngưỡng nhiệt độ thay đổi được và gửi giá trị nhiệt độ phòng đo được về Trung tâm.

    Ngưỡng nhiệt độ cho phép tại phòng máy được đặt sẵn theo đặc thù của từng khu vực và có thể thay đổi tùy ý. Cảm biến nhiệt độ sẽ đo nhiệt độ hiện tại của phòng máy và gửi thường xuyên về Trung tâm.

    5. Các cảnh báo về điều hòa được gửi về Trung tâm và đưa ra tại Trạm :

    5.1 Cảnh báo "Điều hoà không làm việc " (No Working):

    Khi máy điều hoà nhiệt độ đến phiên làm việc, nhưng không có điện cấp cho điều hoà, PLC S7-200 sẽ đưa ra cảnh báo này. Các nguyên nhân sau đây làm xuất hiện cảnh báo “Điều hoà không làm việc”:

    - Dây dẫn điện đến máy điều hoà nhiệt độ bị đứt.

    - Aptomat bảo vệ máy điều hoà nhiệt độ bị nhảy.

    - Quạt đối lưu không khí của máy điều hoà nhiệt độ bị đứt.

    - Bộ điều khiển của máy điều hoà nhiệt độ hỏng.

    5.2 Cảnh báo “Gas bị thất thoát” (Gas leaking):

    Khi máy điều hoà nhiệt độ bị rò rỉ khí gas, nó không thể làm lạnh được như yêu cầu, PLC S7-200 V sẽ phát hiện và kịp thời đưa ra cảnh báo.

    5.3 Cảnh báo “Đứt Block” (Block Halt):

    Khi máy điều hoà nhiệt độ đến phiên làm việc, nhưng chỉ có quạt đối lưu không khí quay, trong khi PLC S7-200 phát hiện tình trạng “Quá nhiệt”, nó sẽ đưa ra cảnh báo "Đứt block". Nguyên nhân xuất hiện cảnh báo này là do cuộn dây của Block bị đứt hoặc bộ điều khiển của chính điều hoà bị hỏng.

    5.4 Cảnh báo “Điều hoà quá dòng” (Overcurrent):

    Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng quá dòng là:

    - Do dây dẫn điện lên điều hoà bị chập

    - Do Block của điều hoà bị kẹt

    - Do cuộn dây của Block bị chập

    Đây là sự cố nghiêm trọng của máy điều hoà nhiệt độ. Khi dòng điện qua máy điều hoà nhiệt độ tăng vọt, PLC S7-200 sẽ lập tức đưa ra cảnh báo quá dòng và có thể cắt nguồn cung cấp cho máy điều hòa.

    5.5 Cảnh báo “Quá nhiệt” (Temp Over):

    Nguyên nhân dẫn đến cảnh báo:

    - Nhiệt độ phòng vượt quá ngưỡng cho phép.

    - Xảy ra tình trạng cháy. (Nhiệt độ tăng đột ngột).
    Lần sửa cuối bởi nguyenninh, ngày 03-19-2012 lúc 12:38 AM.
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  4. #4
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    3. CẤU TRÚC KHỐI THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

    3.1. Cấu trúc :

    Sơ đồ cấu trúc hệ thống giám sát và điều khiển điều hòa.

    3.2. Nguyên lý hoạt động :

    Giải thuật phát hiện trạng thái của máy điều hoà nhiệt độ để đưa ra cảnh báo

    3.2.1 Xác định trạng thái của máy điều hòa:

    Trạng thái làm việc của một máy điều hoà nhiệt độ có thể được xác định thông qua dòng điện tiêu thụ hiện thời của nó.
    Dòng điện tiêu thụ của điều hoà ứng với các trạng thái làm việc khác nhau

    Iđh: Dòng điện qua điều hoà (đo bằng Ampe)
    State1, State2, State3 : Các trạng thái tương ứng với dòng điện qua điều hoà
    3 trạng thái chính của một máy điều hoà nhiệt độ là:

    a) State1: Trạng thái “Chỉ có quạt quay” (Fan Only): Dòng tiêu thụ nằm trong khoảng min1 - max1, là dòng tiêu thụ của quạt lưu thông không khí.

    b) State2: Trạng thái “Gas bị thất thoát” (Gas Leaking): Dòng tiêu thụ nằm trong khoảng từ min2 - max2, là dòng tiêu thụ khi điều hoà đang làm lạnh nhưng không đủ tải vì lượng gas bị thất thoát đáng kể.

    c) State3: Trạng thái “Điều hoà đang làm lạnh” (Cooling Down): Dòng tiêu thụ nằm trong khoảng từ min3 - max3, là dòng tiêu thụ của một máy điều hoà nhiệt độ còn tốt (lượng Gas đủ) khi nó đang trong tiến trình làm lạnh Phòng máy.

    Ngoài ra còn có các trạng thái sau đây:

    - Trạng thái "No Working": Dòng điện qua điều hoà bằng 0, điều hoà không làm việc tương ứng với cảnh báo “Điều hoà không làm việc”.

    - Trạng thái "OverCurrent": Dòng điện qua điều hoà quá lớn tương ứng với cảnh báo “Điều hoà quá dòng”. Dòng điện qua điều hoà khi đó vượt quá giá trị max3.

    Hai trạng thái này đã được đề cập ở phần “Tính năng cảnh báo sự cố của PLC S7-200 V cho máy điều hoà nhiệt độ đang vận hành”.

    Các lưu ý đối với Hình ?:

    - Mỗi chủng loại máy điều hòa khác nhau có các giá trị min1, max1, min2, max2, min3, max3 khác nhau. PLC S7-200 V cho phép nhập các giá trị này vào bộ nhớ của hệ thống.

    - Giữa max2 và min3 tồn tại một khoảng không xác định, khi dòng điện qua máy điều hoà nhiệt độ nằm trong khoảng đó có nghĩa là gas của điều hoà đã bị thất thoát nhưng điều hoà vẫn làm việc tốt, điều này là bình thường bởi vì trong thực tế không tồn tại một hệ kín tuyệt đối.

    III. HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO CHÁY KHÓI:

    1. MÔ TẢ CÁC KHỐI THIẾT BỊ CHÍNH:

    Hệ thống gồm các khối thiết bị chính sau:

    1. Các đầu cảm biến khói.

    2. Các đầu cảm biến cháy.

    3. Bộ Vi xử lý các cảnh báo và nhận dạng

    4. Bộ ghép nối tín hiệu cảnh báo.

    Mô tả chức năng chính :

    1. Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm và tại trạm khi có khói

    2. Phát hiện và gửi ngay cảnh báo về Trung tâm và tại Trạm khi có lửa hoặc nhiệt độ gia tăng đột ngột ( FIRE - OVER TEMP):
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  5. #5
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    2. CẤU TRÚC KHỐI THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

    2.2 Nguyên lý hoạt động

    - Đối với các hiện tượng cháy-khói: CHIP cảnh báo cháy-khói sẽ liên tục theo dõi trạng thái của các đầu cảm ứng cháy, khói. Khi phát hiện thấy tín hiệu báo sự cố đưa về thì lập tức gửi cảnh báo "Cháy" về Trung tâm qua các cổng tiếp nhận cảnh báo của Trạm BTS hoặc BSC thông qua các Rơle chấp hành. Đồng thời Bộ phận tự động quay số sẽ gửi cảnh báo về một (các) số điện thoại đặt trước. Chu kì cảnh báo sau sẽ tiếp tục ngay sau khi các đầu cảm ứng cháy, khói phục hồi trạng thái ban đầu.
    - Đối với hiện tượng nhiệt độ Phòng máy gia tăng đột ngột: CHIP nhiệt độ của WDA-868 liên tục theo dõi nhiệt độ của Phòng máythông qua đầu dò nhiệt độ theo từng chu kì 5 phút, so sánh các giá trị nhiệt độ ở đầu và cuối mỗi chu kì, đưa ra cảnh báo "Phòng máybị quá nhiệt" (OverTemp) nếu thấy sự chênh lệch nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 100C, gửi cảnh báo này về Trung tâm qua các cổng tiếp nhận cảnh báo của Trạm BTS hoặc BSC thông qua các Rơle chấp hành.

    IV. HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT

    1. TÍNH NĂNG CỦA HỆ THỐNG

    Hệ thống Giám sát cảnh báo bằng CAMERA là hệ thống tích hợp bao gồm một thiết bị chủ, điều khiển thu ghi tại chỗ DVR và các CAMERA . Hệ thống biến đổi các tín hiệu từ CAMERA truyền qua mạng thông tin (Mạng điện thoại, mạng quang, mạng LAN....). Đầu kia chỉ cần một máy tính có cài đặt phần mềm chuyên dụng.

    Tại trung tâm điều khiển hay tại bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng có thể giám sát, điều hành các hoạt động tại trạm thông qua hình ảnh động, hội thoại 2 chiều, lệnh điều khiển....

    DVR cho phép thu ghi tại chỗ, chuyển tín hiệu về trung tâm điều khiển, đồng thời thu ghi,lưu trữ sự kiện trong trường hợp đường truyền quang bị đứt.

    Hệ thống Giám sát cảnh báo bằng CAMERA là một hệ thống mang lại hiệu qả quản lý cao cho tất cả các đơn vị có nhiều cơ sở chi nhánh như hệ thống Viễn thông, Ngân hàng, kho tàng....

    1) Khả năng tích hợp Web Server.

    - Hệ thống DVR có khả năng tich hợp Web Server do thiết bị được xây dựng trên cơ sở như 1 PC Server. Như vậy người sử dụng hoàn toàn có thể thiết lập một hệ thống Web Server khi sử dụng hệ điều hành Windows 2000 Server hoặc 2003 Server (Bình thường hệ thống DVR sử dụng Windows 2000 hoặc Windows XP).

    2) Hỗ trợ địa chỉ IP tĩnh , động, hỗ trợ các công cụ xử lý ảnh trên Web.

    - Hệ thống DVR có hỗ trợ địa chỉ IP tĩnh và có thể sử dụng IP động để truy cập từ xa qua mạng Internet.

    - Ngoài ra người sử dụng khi dùng hệ thống DVR có thể chỉnh sửa màu sắc, độ sáng tối, độ nét , của hình ảnh do Camera thu được trực tiếp trên DVR hoặc có thể điều khiển từ xa trên máy trạm qua mạng LAN, WAN, Internet..

    3) Khả năng kết nối giám sát tại trạm hoặc từ xa.

    - Do hệ thống DVR có hộ trợ IP tĩnh và động và do phần mềm điều khiển của DVR được xây dựng rất hoàn thiện, vì vậy người sử dụng sẽ dễ dàng kết nối để giám sát và điều khiển tại chỗ và từ xa qua mạng. Có thể sử dụng phần mềm EyeClient cho máy khách (máy trạm) để truy cập vào DVR qua các giao thức mạng TCP/IP,Hoặc người sử dụng có thể vào Website của Hisco sử dụng trực tiếp phần mềm EyeClientX trên Web để truy cập đến các DVR theo nhu cầu.

    4) Lưu trữ các dữ liệu.

    - Dữ liệu được lưu trong ổ cứng, có hệ thống quản lý file riêng biệt cho phép người sử dụng có được thời gian và dung lượng lưu trữ tối đa. Cùng với chức năng tìm kiếm thông minh giúp người sử dụng tìm được thông tin trong thời gian ngắn nhất.

    - Có nhiều phương pháp ghi hình khác nhau: ghi hình liên tục, chuyển động, cảm biến, chuyển động và cảm biến, ghi nhận theo sự kiện.

    5) Nén ảnh theo chuẩn MJPEG, MPEG-4.:

    - Ghi hình ảnh số an toàn, chất lượng cao với MPEG-4, dựa trên trình nén Wawelet hoặc M-JPEG.

    6) Truyền tín hiệu Video theo thời gian thực:

    - 30-60 hình/s đảm bảo quan sát trực tuyến hình ảnh tại các khu vực lắp đặt camera.

    - Với việc sử dụng hệ thống DVR hiển thị thời gian thực, cùng với chất lượng và tốc độ mạng Lan ổn định và đạt tiêu chuẩn thì tín hiệu Video được truyền dẫn là rất tốt.

    7) Quản lý theo sự kiện : có thể thiết lập camera gắn với các sự kiện.

    - Hệ thống DVR hoàn toàn có thể chọn được các chế độ khác nhau và việc thiết lập cho từng camera là rất dễ dàng.

    8) Tất cả các cảnh báo đều được đưa ra loa, còi tại Trạm và tại Trung tâm.

    2. THIẾT BỊ DVR

    DVR (Digital Video Recorder) là hệ thống ghi hỡnh kỹ thuật số dựa trờn nền tảng của máy tính PC. Được tớch hợp cỏc cụng nghệ mới nhất hiện nay, đây là hệ thống nộn và phục hồi những hỡnh ảnh analog từ Camera. DVR là một thế hệ kế tiếp, khắc phục các nhược điểm của hệ thống Analog CCTV hiện tại.

    DVR cho phép thu ghi tại chỗ, chuyển tín hiệu về trung tâm điều khiển, đồng thời thu ghi,lưu trữ sự kiện trong trường hợp đường truyền quang bị đứt.

    3. HỆ THỐNG CÁC CAMERA

    1. Camera màu cố định

    - Các Camera màu cố định được tích hợp với đầu DVR và đặt tại các vị trí cố định, chúng có:

    - Độ nhạy cao.

    - Bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP)

    - Tự động bù ánh sáng nền

    - Tự động cân bằng ánh sáng trắng.

    2. Camera Dome pan/tilt/zoom

    Camera Speed dome điều khiển bằng kỹ thuật số cho phép quay quét phóng to thu nhỏ hình ảnh và quan sát hình ảnh một cách nhanh nhất. Ngoài ra nó còn cho phép định vị trước các điểm quan trọng cần quan sát nhanh. Thiết bị cho phép lập chương trình thực hiện quay, quét, thu, phóng hình ảnh theo yêu cầu.

    Speed Dome là một Camera tích hợp có thể quay quét zoom tốc độ cao, không tạo bóng, có thể lập trình từ xa, tương thích với cổng RS 232. Lắp đặt dễ dàng với các kiểu treo hay âm trần.

    Cung cấp bộ quay quét có tốc độ cao và quay 3600.

    - Khả năng tự động quay quét.

    - Quay về điểm đặt ban đầu với tốc độ cao khi bật nguồn.

    - Cung cấp chế độ tự động quay quét theo vùng đã đặt trước có liên kết với chế độ zoom.

    - Người sử dụng không cần cài đặt lại chương trình sau khi nguồn bị lỗi hay sửa chữa.

    - Cho phép điều khiển các chức năng một cách đầy đủ thông qua một bàn bàn điều khiển.

    V. HỆ THỐNG QUẢN LÝ RA VÀO BẰNG ID VÀ KIỂM SOÁT MỞ CỬA

    1. CÔNG DỤNG

    · Thiết bị giám sát đóng mở cửa:

    - Phát hiện và cảnh báo ngay khi cửa ra vào được đóng mở.

    · Thiết bị khoá ID:

    - Chỉ cho phép ai có thẻ ID mới có thể ra vào

    - Lưu trữ tối thiểu 2000 mã nhận dạng thẻ ID

    - Có phần mềm quản lý dữ liệu và có chức năng báo cáo thống kê, phần mềm này cài tại trung tâm và dùng chung cho các trạm.

    - Có thể xóa, tạo mới mã nhận dạng ID thông qua phần mềm tại trung tâm.

    - Cho phép điều khiển đóng mở cửa từ trung tâm

    - Có nguồn dự phòng và có giải pháp khoá, mở cơ khí khi không có nguồn cung cấp.

    - Theo dừi toàn bộ thời gian mở cửa của nhân viên, số lần mở cửa.

    2. CHI TIẾT VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ THỜI GIAN:

    Quản lý thời gian làm việc của nhân viên :

    - Theo dừi thời gian vào ra của nhân viên.

    - Theo dừi đi muộn về sớm của từng nhân viên.

    - Theo dừi thời gian làm thờm của nhân viên.

    Quản lý nhân viên đi công tác và nghỉ phép:

    - Cập nhật lý do nghỉ của từng nhân viên.

    - Cập nhật, sửa đổi ngày nghỉ phép của từng nhân viên.

    - Cập nhật thông tin của từng nhân viên đi công tác.

    Quản lý nhân sự

    - Tỡm kiếm thụng tin của nhân viên theo các tiêu chí: theo mã nhân viên, họ tên.

    - Cập nhật, sửa đổi các thông tin của từng nhân viên: mã nhân viên, mã thẻ, ảnh, họ tên, ngày sinh, chức vụ, địa chỉ, điện thoại, phòng ban bộ phận, lương cơ bản,…

    Chức năng lưu trữ và xử lý dữ liệu :

    - Dữ liệu tải về từ đầu đọc lưu trữ dưới dang file văn bản

    - Tự động Backup dữ liệu thô sau khi đó xử lý theo phõn ca trong chương trình

    - Hiển thị bảng chấm công và có thể sửa đổi thời gian trên đó.

    Cỏc loại báo cáo:

    ¨ Báo cáo thời gian ra vào hàng ngày, nhân sự có mặt hàng ngày.

    ¨ Báo cáo nhân sự có mặt theo từng phòng ban (theo phòng / theo tổ).

    ¨ Báo cáo nhân sự vắng, đi muộn về sớm hàng ngày

    ¨ Báo cáo đăng ký sự có mặt của người lao động trong tháng

    ¨ Báo cáo làm thêm giờ hàng ngày, tổng kết những người đi làm

    ¨ Báo cáo những đi muộn bất thường

    ¨ Báo cáo làm thêm bất thường, sắp xếp theo thứ tự làm thêm giờ cao nhất.

    ¨ Báo cáo người lao động ý thức kém, Báo cáonhững người lao động ý thức cao

    ¨ Báo cáo tỷ lệ lao động nam và nữ, báo cáo đăng ký nghỉ của người lao động

    ¨ Báo cáo nghỉ chi tiết, Báo cáo nhân sự chi tiết, báo cáo thưởng

    ¨ Báo cáo người vắng mặt thường xuyên không có lý do.

    3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG

    Hệ thống giám sát và cảnh báo đóng mở cửa ID bao gồm:

    . Thẻ từ, thẻ mã vạch và thẻ Proximity, Đầu đọc, khóa từ

    . Converter (nếu khoảng cách từ đầu đọc đến máy tính lớn hơn 12m).

    . Bộ lưu điện (tuỳ chọn).

    . Phần mềm kiểm soát truy cập cửa, phần mềm chấm công
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  6. #6
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    3.1 Thẻ nhân viên

    Mỗi thẻ nhân viên sẽ in ảnh cùng với các thông tin về nhân viên. Trên thẻ đó được mó húa thụng tin, cú nghĩa là mỗi một nhân viên sẽ cú một mã số tương ứng khác nhau. Khi đưa thẻ tới gần đầu đọc, đầu đọc sẽ lưu lại mã số và thời gian vào ra của nhân viên vào trong đầu đọc.

    3.2 Đầu đọc thẻ Proximity, thẻ từ có bộ nhớ

    3.2.1 Đầu đọc

    Đầu đọc thẻ Proximity (khung tiếp xúc, có thể đọc được cả thẻ từ). Đây là loại đầu đọc dùng công nghệ sóng vô tuyến nên chỉ cần đưa thẻ tới gần đầu đọc là đầu đọc có thể nhận được mó số ghi trên thẻ, tránh phải quẹt thẻ và tránh thẻ bị xước.

    3.2.2.Khóa từ:

    Khoá từ là thiết bị được lắp thay thế cho khoá cửa thông thường dựa trên nguyên lý điều khiển đóng ngắt điện áp từ đầu đọc. Hiện nay có nhiều chủng loại khoá: Khoá từ, khoá chốt điện, khoá nẫy xoay, tuỳ theo loại cửa và trọng lượng có thể chọn loại khoá cho phù hợp.
    4. Bộ chuyển đổi cổng tín hiệu:

    Converter là một thiết bị chuyển đổi phương thức truyền tín hiệu từ chuẩn này sang chuẩn khác. Trong trường hợp cụ thể với đầu đọc RAC 800, converter đóng vai trò chuyển đổi tín hiệu từ chuẩn RS485 sang RS232. Với chuẩn RS232 tín hiệu truyền đi không vượt quá 12 mét, cũn với chuẩn RS485 tớn hiệu cú thể truyền xa tới 1,2 km, đồng thời một đường tín hiệu có thể dùng chung cho 255 đầu đọc. Vì vậy nếu khoảng cỏch đầu đọc về tới máy tính lớn hơn 12 mét hoặc từ hai đầu đọc muốn kết nối với một máy tính thì phải dựng thêm bộ Converter.

    5.Bộ lưu điện

    Bộ lưu điện là một thiết bị bao gồm một ắc quy và một bảng mạch điện tử có tác dụng tự động nạp điện cho ắc quy khi ắc quy yếu điện và khi ắc quy đầy thỡ tự động thôi nạp điện. Bình thường khi có điện lưới đầu đọc được cấp nguồn bởi điện lưới, khi mất điện bộ lưu điện tự động dùng điện của ắc quy để cấp điện cho đầu đọc. Ắc quy có thể nuôi đầu đọc trong vòng 20 tiếng.
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  7. #7
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    VI HỆ THỐNG GIÁM SÁT CỬA MỞ VÀ CHỐNG ĐỘT NHẬP .

    1. Mô tả khối thiết bị chính:

    - Đầu cảm ứng hồng ngoại.

    - Đầu cảm ứng cửa mở.

    - Bộ vi xử lý cảnh báo đột nhập.

    - Bộ ghép nối tín hiệu cảnh báo.

    2. Mô tả chức năng chính :

    Do phòng máy thường xuyên không có người nên đây thực sự là một chức năng cảnh báo rất hữu ích. Chức năng này giúp cho Trung tâm quản lý theo dõi thường xuyên các trạm mà không nhất thiết phải xuống tận nơi. Khả năng quản lý giám sát không gian trong khu vực làm cho WINCOMđ868 trở thành một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống cảnh báo, điều khiển và giám sát hệ thống.

    1. Cảnh báo “Door Open” : Khi có sự xâm nhập trái phép vào phòng máy mà không được sự đồng ý của người quản lý.

    2. Cảnh báo '' Instrucsion'': Khi có sự dịch chuyển của các động vật (đủ lớn) trong phòng máy.

    3. Cấu trúc khối thiết bị và nguyên lý hoạt động:

    Các hình thức gửi cảnh báo

    . Cảnh báo được truyền trực tiếp về trung tâm quản lý qua mạng IP.

    . Cảnh báo “Door Open” được gửi tới bộ quay số tự động để truyền lời thoại hoặc tin nhắn tới một hoặc nhiều số máy điện thoại định trước.

    . Khi có cảnh báo, hệ thống loa, đèn chớp tại trạm sẽ được kích hoạt.
    VII. HỆ THỐNG GIÁM SÁT MỰC NƯỚC

    1. Mô tả khối thiết bị chính:

    - Đầu dò mực nước.

    - Bộ Vi xử lý tín hiệu cảnh báo mực nước

    - Bộ ghép nối tín hiệu cảnh báo.

    2. Mô tả chức năng chính:

    Là thiết bị phản ứng tức thời với tín hiệu từ đầu báo mực nước đưa về

    - Thời gian gửi cảnh báo <1s

    - Độ chính xác < 3%.

    - Gửi cảnh báo ngay về Trung tâm và tại Trạm bằng loa, còi.

    - Cảnh báo tương đương mức “0”

    VIII . HỆ THỐNG CÁC ĐẦU BÁO

    Hệ thống đầu báo còn có thể được tích hợp phối ghép trực tiếp vào DVR hoặc hệ thống PLC nhằm mục đích giám sát và cảnh báo, bao gồm:

    1. Đầu báo nhiệt gia tăng

    Công dụng chung:

    - Phát hiện, cảnh báo về trung tâm ngay khi có lửa, nhiệt độ gia tăng đột ngột.

    - Tín hiệu output khi có cảnh báo: NO/NC

    Đặc tính kỹ thuật:

    Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh đầu báo tăng lên 200C trong 5 giây, đầu báo sẽ tự động làm việc, tín hiệu được dẫn về trung tâm qua hệ thống đường dây dẫn tín hiệu.

    2. Đầu báo khói

    Công dụng chung:

    - Phát hiện, cảnh báo về trung tâm ngay khi có khói

    - Tín hiệu output khi có cảnh báo: NO/NC (Normal Open/Normal Closed)

    Các loại:
    1. Đầu báo khói ION

    2. Đầu báo khói photo

    3. Thiết bị giám sát chuyển động (Mắt hồng ngoại)

    Tính năng:

    - Phát hiện về trung tâm ngay khi có sự chuyển động, sử dụng tia hồng ngoại

    - Tín hiệu output cảnh báo: NO/NC.

    - Phát hiện nguồn nhiệt di động, khi có nguồn nhiệt phát ra từ người đang di động trong phạm vi hoạt động của đầu báo, mạch bảo vệ sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm (Báo động khi có sự di chuyển trong vùng quản lý).

    4. Loa còi tại chỗ

    Công dụng:

    Báo cảnh tại trạm và trung tâm

    5. Thiết bị giám sát đóng mở cửa (Tiếp điểm từ):

    Công dụng:

    - Phát hiện, cảnh báo về trung tâm, ngay khi cửa ra vào được đóng mở

    - Tín hiệu output: NO/NC

    Nguyên lý :

    Hoạt động trên nguyên lý từ trường, khi có từ trường, mạch an toàn; khi mất từ trường à mạch hở, gây tín hiệu báo động (Báo động khi có sự cố cạy cửa).

    6. Thiết bị hiển thị và cảnh báo điện áp DC.

    - Cho phép gửi số liệu về điện áp đo được theo thời gian thực về trung tâm

    - Thiết bị cho phép thay đổi ngưỡng điện áp cần cảnh báo khi có điện áp nguồn một chiều tụt dưới ngưỡng được thiết lập này.

    - Tín hiệu output cảnh báo: NO/NC

    7. Đầu dò mực nước :

    - Khi mực nước lên quá ngưỡng quy định thì phải phát ra tín hiệu cảnh báo về trung tâm.

    - Tín hiệu output cảnh báo: NO/NC.
    IX . THIẾT BỊ TẬP TRUNG GHÉP NỐI VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU:

    1. Mô tả khối thiết bị chính :

    KHỐI THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG:

    Tính năng chung:

    - Đảm bảo truyền dẫn với khoảng cách > 30Km.

    - Kết nối với đường quang theo 02 hướng, tự động chuyển hướng kia khi có sự cố ( Vòng Ring).

    - Có chức năng điều khiển băng thông.

    - Tốc độ giao diện quang từ 100M - Gbps.

    - Có chức năng bảo mật theo địa chỉ IP và MAC .......

    - Có nguồn dự phòng

    Tương thớch theo cỏc chuẩn IEEE 802.3, 802.3a, 802.3z,802.3ab. tớch hợp đầy đủ cỏc tớnh năng của một switch lớn như VLAN, thuật toỏn Spanning tree, QoS.
    Hoạt động theo cơ chế lưu trữ và chuyển tiếp.
    Hỗ trợ địa chỉ MAC 16K.
    Điều khiển luồng theo cơ chế song cụng và bỏn song cụng.
    Giới hạn và lọc góii dữ liệu để phù hợp với giải thụng.
    Đốn LED chỉ thị giúp quản trị mạng dễ dàng giám sát hoạt động của mạng.
    Hỗ trợ chức năng định tuyến theo giao thức RIP, RIP-2, DHCP và ẢP proxy.
    Hỗ trợ chức năng Port Trunking với tối đa 4 cổng vào một trunk.
    Cụ thể lớn đến 8 stackable được quản lý bằng một địa chỉ IP.
    Hỗ trợ cổng ảnh xạ port mirror
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  8. #8
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    TRUYỀN DẪN DỰ PHÒNG SỬ DỤNG MODEM GSM

    Công dụng:

    Modem GSMcó nhiệm vụ nhận tín hiệu cảnh báo từ thiết bị điều khiển PLC, phát tín hiệu cảnh báo (bằng tín hiệu đặc biệt hoặc bằng lời thoại) tới một số máy điện thoại di động được đặt trước; Và ngược lại, Modem GSM có thể nhận lệnh từ các máy điện thoại di động này để điều khiển PLC S7-200 thông qua hệ thống mã bảo mật.

    Đặc điểm chung:

    Modem GSM(GPRS Class 10) đã được cấp chứng nhận hợp chuẩn bởi Cục Quản lý chất lượng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin.

    Modem GSM là modem ngoài dùng trong công nghiệp với hai tần số GSM 900/1800 MHz.

    Sử dụng các công nghệ hàng đầu của Wavecom, modem Maetstro 100 có thể kết nối nhanh chóng với máy tính thông qua cổng RS 232 để có thể điều khiển từ xa.

    Với khả năng kết nối nhanh chóng, thuận tiện qua cổng RS 232 bền khiến Modem GSM là một giải pháp tốt trong các ứng dụng truyền các thông số đo từ xa,

    Với vỏ kim loại bền chắc, kích thước nhỏ thuận lợi cho việc tích hợp trong các môi trường giới hạn về không gian. Modem này có một cổng ra và có thể lập trình được để kết nối với các thiết bị ngoại vi.

    + Đặc tính thoại:

    - Telephony

    - Gọi khẩn cấp

    - Hỗ trợ: FR, EFR, HR

    - Chức năng DTMF

    + Đặc tính truyền dữ liệu, fax

    - Mạch dữ liệu không đồng bộ, tốc độ lên tới 14.400 bit/giây

    - Fax tự động nhóm 3 (Class 1 và Class 2)

    - MNP2, V.42bis

    + Đặc tính tin nhắn SMS

    - Văn bản và PDU

    - Point to point (MT/MO)

    - Cell Broadcast

    + Các dịch vụ GSM bổ sung

    - Chuyển tiếp cuộc gọi

    - Ngăn cuộc gọi

    - Nhiều người cùng gọi một lúc

    - Chờ cuộc gọi và giữ cuộc gọi

    - Nhận dạng cuộc gọi

    - Hỗ trợ tớnh phớ

    - USSD

    - Nhóm người sử dụng

    - Chuyển cuộc gọi thẳng

    + Cổng ra vào cú thể lập trỡnh

    - Một cổng ra vào cú thể lập trỡnh để kết nối với các thiết bị ngoại vi

    + Các ưu điểm khác

    - TCP/IP

    - Quản lý kớ tự UCS2

    + Các yêu cầu về điện

    - Điện thế vào: điện một chiều 5V đến 32 V

    - Tiờu thụ ở mức điện thế 5V:

    + Giao diện kết nối:

    - Khay chứa SIM

    - Cổng kết nối Sub-D 15 chõn (kết nối serial và audio)

    - Nguồn điện 4 chân (micro FITTM 3.0)

    - Kết nối ăng ten SMA (50 ohm)

    An toàn trong sử dụng:

    · Modem tạo ra năng lượng sóng radio. Khi sử dụng modem phải tuân theo các quy định an toàn liên quan liên quan đến ảnh hưởng của sóng radio và quy định khi sử dụng thiết bị sóng radio.

    · Không sử dụng trên máy bay, bệnh viện, trạm xăng hoặc những nơi cấm sử dụng thiết bị GSM.

    · Đảm bảo modem không ảnh đến các thiết bị xung quanh. Ví dụ: máy điều hoà nhịp tim hay thiết bị y tế. Ăng ten của modem phải để xa máy tính, thiết bị văn phòng hoặc gia dụng.

    · Ăng ten ngoài phải được nối với modem để hoạt động tốt. Chỉ sử dụng ăng ten đó được kiểm tra và chấp thuận. Hóy liờn hệ với nhà phân phối được uỷ quyền để có ăng ten đó được chấp thuận.

    · Giữ khoảng các an toàn tối thiểu 20cm từ ăng ten đến người sử dụng. Không để ăng ten trong hộp sắt.

    2. Mô tả chức năng chính:

    1. Cung cấp địa chỉ IP tĩnh, động

    2. Tốc độ làm tươi hình ảnh từ trên 30fps.

    3. Tối thiểu 32 cổng cảnh báo, video độc lập.Mở rộng tối đa lên 128 cổng

    4. Số đầu dò cảnh báo được kết nối < 256 và độc lập giữa các loại cảnh báo.

    5. Lưu trữ dữ liệu tại chỗ với dung lượng 80Gb, có khả năng mở rộng lên 1Tb.

    6. Lưu dữ liệu tại chỗ theo sự kiện khi đường truyền lỗi và gửi về Trung tâm ngay khi đường truyền được thiết lập lại.

    7. Truyền tín hiệu âm thanh (Audio) và hình ảnh (Video) đồng lập hoặc đồng thời.

    8. Sử dụng SWITCH quang để phối ghép với đường truyền quang (cả đầu thu - Trạm và đầu nhận - Trung tâm).Đấu nối theo phương pháp RING FIBER OPTIC (vòng RING) có chức năng Bypass.

    9. Có nguồn dự phòng riêng.

    10.Khả năng mở rộng khi có nhu cầu: Các Modul mở rộng được lắp đặt trong khung có sẵn.

    B. TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN

    I. MÔ TẢ CÁC KHỐI THIẾT BỊ CHÍNH :

    Hệ thống gồm các khối thiết bị chính sau:

    1. Máy tính PC giám sát và điều khiển chung hệ thống.

    2. Thiết bị truyền dẫn quang (SWITCH quang và các phần tử phụ trợ).

    3. Các phần tử cảnh báo tại chỗ (Loa, còi, đèn nháy...).

    4. Nguồn dự phòng cho PC và SWITCH quang (UPS).

    II. MÔ TẢ CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH :

    2.1 Chức năng giám sát :

    Hệ thống thường xuyên giám sát tình trạng của từng đối tượng thiết bị từ Trạm bằng các thông số thường xuyên được cập nhật qua mạng Ethernet (sử dụng địa chỉ IP thông qua mạng cáp quang được đấu nối kiểu vòng RING).Bất kỳ thay vấn đề dù nhỏ của Trạm đèu được đưa ra những thông báo thích hợp và được lưu trữ trên PC điều khiển (có phương thức Backup dữ liệu đảm bảo không bị mất hoặc bỏ sót - phương pháp Mirror), thuận tiện cho việc kiểm tra giám sát tại Trung tâm.

    · Hệ thống cấp nguồn AC/DC .

    · Hệ thống điều khiển nhiệt độ:

    · Hệ thống báo cháy khói.

    · Hệ thống bảo vệ.

    - Theo dõi từ xa qua camera nối thẳng vào mạng (sử dụng địa chỉ IP, không cần máy tính ghép nối trung gian tại trạm).

    - Hiển thị trực tuyến hình ảnh của 8-16 camera khác nhau hoặc của các Trạm khác nhau trên màn hình PC.

    - Hiển thị trạng thái cảnh báo cửa mở/đóng

    - Hiển thị trạng thái có/không có người đột nhập (cảm biến hồng ngoại)

    - Thống kê, báo cáo danh sách nhân viên ra vào trạm vệ tinh

    2.2 Chức năng điều khiển :

    · Hệ thống cấp nguồn AC/DC:.

    · Hệ thống điều khiển nhiệt độ:

    · Hệ thống báo cháy khói:

    · Hệ thống bảo vệ:

    - Bật /tắt, thay đổi chế độ của các camera giám sát nối vào mạng tại Trạm (PAN/TILT/ROOM, ghi hình với các Camera động, camera tĩnh).

    - Bật /tắt hệ thống mở/đóng cửa

    - Bật /tắt hệ thống cảm biến hồng ngoại phát hiện đột nhập.

    2.3 Chức năng cảnh báo

    Hệ thống được kết nối trực tuyến với Trạm ở xa nên bất kỳ sự cố nào đều được kịp thời phát hiện và đưa ra cảnh báo thích hợp. Cảnh báo được chia làm ba mức phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực : Khẩn cấp - Không khẩn cấp - Lưu ý.Các cảnh báo cụ thể như sau:

    · Các sự cố về hệ thống cấp nguồn AC/DC

    · Hệ thống điều khiển nhiệt độ điều hòa:

    · Cảnh báo khói, báo cháy.

    · Cảnh báo đóng mở cửa, đột nhập trái phép.

    Tất cả các cảnh báo trên đều được đưa ra đồng thời tại Trạm và Trung tâm cùng với việc hiển thị hình ảnh tại Trạm (cả động và tĩnh).Các dữ liệu cảnh báo trên cũng được lưu vào nhật ký để có thể dễ dàng tra cứu theo sự cố hoặc sự kiện.
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  9. #9
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    III. CẤU TRÚC KHỐI THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

    1. Cấu trúc

    2. Nguyên lý hoạt động

    Máy tính SERVER (IBM) đặt tại Trung tâm có cấu hình tối thiểu như sau:

    Hardware:

    + CPU : Intel Pentium IV 3 Ghz Bus 800 1024K HT fan Box

    + Mainboard Intel D915GAV Chipset Intel 915G, Socket 775 Video + sound.

    + NIC on board.

    + RAM DD R II: 512 MB PC 553 for Main P4 Intel 915/925 Kingmax Box Orginal.

    + HDD: 80Gb - 7200rpm S-ATA 8 MB Cache

    + CD-ReWriter 52X/32X/52X IDE Box

    + Monitor: 17 ”

    + SPEAKER M300/2, 1-400W.

    + Modem Internal 56K V90

    + Mouse optical USB.

    + Keyboard P/S2.

    + Case ATX.

    + Floppydisk 1,44MB.

    + Horn SIREN 15W.

    Software:

    + OS : WINDOWS SERVER 2000 license of Microsoft.

    + Database : SQL SEVER, Oracle, Microsoft Access.

    + Microsoft Officce 2003.

    + WebSERVER.

    + DHCP SERVER.

    Phần mềm giám sát và điều khiển tại Trung tâm:

    Trên máy tính SERVER tại Trung tâm được cài đặt sẵn giao diện Web quản lý chung cho tất cả các trạm ở xa (tối đa 128 trạm).Toàn bộ phần mềm điều khiển tại SERVER được thiết kế thân thiện với người sử dụng, giao diện được thiết kế bằng tiếng Việt (kể cả phần trợ giúp).

    Cụ thể phần mềm này đáp ứng được những yêu cầu như sau:

    - Phần mềm quản lý giám sát và điều khiển có tính mở, quản lý tối thiểu 16 trạm - tối đa 128 trạm ở xa.

    - Đối với mỗi trạm: hiển thị được hình ảnhcủa tất cả các camera được cài đặt tại trạm vệ tinh và trạng thái của các cảnh báo hoặc tổ hợp các cảnh báo.

    - Khi có cảnh báo xảy ra, ngoài việc đưa ra sự thay đổi trạng thái của cảnh báo hoặc tổ hợp các cảnh báo, hệ thống còn đưa ra được tín hiệu âm thanh ra loa (SPEAKER) thông qua Sound Card hoặc còi (HORN) đồng thời dễ dàng nhận biết các loại cảnh báo , thuộc trạm nào thông qua các qui ước cảnh báo và Trạm đã được lưu sẵn.

    - Cảnh báo được định nghĩa và đưa ra các cấp phù hợp với tình trạng thực tế, tối thiểu 3 cấp : Khẩn cấp - Không khẩn cấp - Lưu ý và được thể hiện rõ bằng các màu khác nhau tương ứng ( Đỏ - Vàng - Xanh).

    - Dễ dàng thống kê, lập báo cáo hoặc tổng hợp các dữ liệu của hệ thống theo ngày, ca trực, sự kiện, loại cảnh báo...

    - Ngay tại Trung tâm thông qua giao diện điều khiển (Web), cho phép thiết lập được các tham số của bộ phối ghép dữ liệu và truyền dữ liệu như : thêm bớt đầu cảnh báo, sensor, camera...

    - Có chế độ thiết lập tự động kết nối tới bộ phối ghép và truyền số liệu khi kết nối giữa Trung tâm và Trạm ở xa bị mất do bất kỳ nguyên nhân nào.

    - Phân quyền cụ thể đến từng người sử dụng hay quyền quản trị hệ thống. Chỉ những user trong nhóm quản trị (Admin) mới được phép thay đổi các tham số và những thao tác thay đổi này cũng được lưu nhật ký theo user đó.

    - Hệ thống được bảo mật nghiêm ngặt tránh được các truy cập hoặc các tác động vào CSDL (Database) trái phép.

    - Đối với các camera động tại Trạm ở xa, hệ thống cho phép điều khiển các chức năng PAN/TILT/ZOOM, độ phân giải phù hợp.Với các camera tĩnh cho phép ghi và lưu hình theo các sự cố, sự kiện... và cả độ phân giải của hình ảnh.

    - Toàn bộ những dữ liệu cảnh báo, các sự cố, sự kiện của tất cả các Trạm ở xa đều được truyền về tức thời và lưu trên máy SERVER tại Trung tâm.

    - Đối với việc ghi lưu dữ liệu, hệ thống cho phép lựa chọn dung lượng bộ nhớ và thời gian lưu giữ tối thiểu đạt >48h.


    - Với riêng dữ liệu dạng Video, với dung lượng chọn trước có thể ghi theo hình thức ghi vòng tròn FIFO (First IN First OUT : Khi dữ liệu ghi vượt qúa dung lượng cho phép thì lại ghi đè dữ liệu mới vào phần đầu).

    CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MÀ HỆ THỐNG TUÂN THỦ

    Đây là một hệ thống tổng thể bao gồm rất nhiều các thiết bị được ghép với nhau thành một hệ thống, chính vì vậy để có một tiêu chuẩn chung cho hệ thống hiện nay là chưa có tổ chức hoạc đơn vị nào cấp tiêu chuẩn cho hệ thống mà chỉ có tiêu chuẩn cho từng thiết bị.

    . Tiêu chuẩn ngành về đấu nối thiết bị chống sét TCN 68-135:1998 về chống sét bảo vệ công trình viễn thông.

    . Tiêu chuẩn nghành về xây lắp tổng đài TCN 68-179:1998 về xây lắp tổng đài điện tử.

    . Nghiệm thu các công trình xây dựng: TCVN4091-85.

    . Quy phạm xây dựng công trình thông tin cáp quang TCN 68-178:1999.

    . TCVN về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình:

    - TCVN 2622 – 95 – Yêu cầu thiết kế.

    - TCVN về hệ thống báo cháy tự động: TCVN 5738 – 1993. Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

    - TCVN 3254 – 89. An toàn cháy – Yêu cầu chung.

    . TCVN thiết bị đầu cuối của mạng điện thoại

    - TCN 68 - 188:2000 - Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự - yêu cầu kỹ thuật chung.

    - TCN - 134 - 94 Tiêu chuẩn kỹ thuật máy điện thoại tự động.

    . Tiêu chuẩn hiệp hội T1.413 cho hệ thống chuyền dẫn bằng Modem.

    Hiệp hội viễn thông quốc tế lTU( G.9921 G.dmt), lTU (G992.2 G.Lite) được áp dụng cho mạng điện thoại thường tốc độ chuyền đối với tiêu chuẩn T1 413 upload 512Kb/s và download lên tới 8Mb/s sử dụng trên mạng điện thoại sẵn có mà không làm ảnh hưởng đến dịch vụ điện thoại thông thường.

    nguồn từ: vn-it
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

  10. #10
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    202
    Thanks
    16
    9 lượt trong 8 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi embehocplc Xem bài viết
    Mình thấy tổng hợp lại thành 1 file .doc hoặc .pdf thì hợp lý hơn, bạn để vậy thì dài quá, khó mà thảo luận được, dù sao cũng thanks bạn nhiều.
    Thank bạn đã góp ý.
    Hãy chia sẽ để được học hỏi nhiều hơn.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top