Đăng Ký
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Little PLC

    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Đang ở
    Mọi câu hỏi hãy đưa lên diễn dàn. Tôi không dùng hộp thư riêng.
    Bài viết
    3,151
    Thanks
    257
    1,084 lượt trong 567 bài viết

    Vùng nhớ Ảnh #Process_Image và vùng nhớ Ngoại vi #Peripheral là gì?

    Cho tới hiện nay số lượng lập trình viên làm việc với PLC Siemens thì ngút ngàn nhưng việc phân định các vùng nhớ #Process_Image và Vùng nhớ #Peripheral lại có thể nói là không quá nhiều.
    Việc sử dụng các vùng nhớ này đôi khi không quá ảnh hưởng tới các chương trình lập trình hiện nay, nhưng thực tế có phải như vậy hay không? Nếu những ai làm việc với PLC S7-300/400 cùng SIMATIC Manager thì đòi hỏi sự phân định rạch ròi nhưng tới khi số lượng người làm việc với S7-1200/1500 cùng TIA Portal thì họ lại không hiểu hoặc không biết vì đa phần khi gặp con PLC chỉ nhào vào lập trình và kinh nghiệm cứ thế mà chạy nhưng lại quên tìm hiểu kiến thức gốc #Base một cách rõ ràng.
    Có bạn nào đã từng làm việc với #PLC_S7_300 trên #TIA_Portal và khi đọc vùng nhớ #Analog với thanh ghi IW không chạy mà dùng PIW lại chạy không? Bạn hiểu tại sao PIW lại chạy không? Để các bạn mình sẽ giới thiệu thêm một vài thông tin cơ bản nhé:
    *** Vùng nhớ ảnh #Process_Image
    - Tín hiệu vật lý từ các mô-đun vào/ra số (Digital)
    - Có hai vùng nhớ ảnh là PII - Process Image Input và PIQ - Process Image Output, chúng được biết đến là các vùng nhớ I và Q mà các bạn hay dùng như: I0.0, I0.1,...
    - Vùng nhớ ảnh cập nhật dữ liệu mỗi chu kỳ quét của PLC (scan time)
    - Được sử dụng cho các truy cập bit.
    - Giới hạn số lượng bit truy cập dựa trên dung lượng của CPU hỗ trợ.
    - Có thể truy cập với các kiểu định dạng vùng nhớ như:
    + Bit: I0.0, Q0.0,...
    + Byte: IB0, QB0,...
    + Word: IW0, IW2, QW0, QW2,...
    + DWord: ID0, ID4,...
    *** Vùng nhớ ngoại vi #Peripheral
    - Tín hiệu vật lý từ các mô-đun còn lại (Analog, HSC,...)
    - Được truy vấn trực tiếp trong chương trình điều khiển của người dùng khi được gọi mà không cần phải chờ cập nhật vòng quét mới.
    - Không được sử dụng cho các truy cập bit.
    - Khi truy cập luôn phải có biến P đi kèm. Ví dụ, truy cập analog thì dùng PIW.
    - Có thể truy cập với các định dạng vùng nhớ như:
    + Byte: PIB0, PIB1, PQB0, PQB1,...
    + Word: PIW256, PIW258, PQW256,...
    + DWord: PQD100, PID100,...
    Đây là các cách thức truy cập giữa vùng nhớ #Process_Image và #Pheripheral. Tuy nhiên, sau này TIA Portal hỗ trợ cho phép các truy cập chỉ đơn thuần gọi là vùng nhớ vật lý #Physical nên gần như những người tiếp cận chỉ cần sử dụng
    - Truy cập: Ix.y - Bit, IBx - Byte, IWx - Word và IDx - DWord.
    - Và có thể truy cập trực tiếp tín hiệu ngoại vi và vùng nhớ ảnh mà không cần thông qua vòng quét (Scan time) như: I0.0:P - truy cập ngõ vào vật lý I0.0 trực tiếp và ngay lập tức mà không cần thông qua vùng nhớ ảnh.
    Nói đơn giản hơn, TIA Portal cùng S7-1200/1500 đã loại bỏ những rắc rối và dễ gây nhầm lẫn trước đây cho người dùng nhưng chúng ta biết thêm thì sẽ càng tiện ích hơn phải không các bạn?
    Nếu các bạn muốn tìm hiểu điều gì đó comment thêm nhé!
    Hãy like và share bài nếu thấy hay!
    Hình ảnh sử dụng của www.dmcinfo.com vì thấy phù hợp với ý định của mình.
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Hidden Content

    Trần Văn Hiếu
    Email: Hidden Content
    Sđt: (+84)987 - 338 - 334

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top