Đăng Ký
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Little PLC

    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Đang ở
    Mọi câu hỏi hãy đưa lên diễn dàn. Tôi không dùng hộp thư riêng.
    Bài viết
    3,151
    Thanks
    257
    1,084 lượt trong 567 bài viết

    Thuật toán PID song song xử làm sao với hệ thống TĐH

    Chào mọi người, anh chị em diễn dàn và ngoài diễn dàn khi đọc bài này. ^^

    Hồi hôm có nói chuyện với một số member và admin bên plc-scada (toàn người quen hihi). Với bàn luận trên trời dưới đất, thượng vàng hạ cám. Đủ thể loại nhưng rồi tới một vấn đề không dám nói vì chưa hiểu cụm từ này nghĩa là sao?

    Thuật toán PID song song hoạt động như thế nào? ^^ Hix. Ngay cả cái tên đó cũng mới nghe vậy nó là gì? .
    Có phải đây là PID Cascade không? Vì PID này bám PID kia thời đúng là chua mà là chua lét luôn . @-) @-) Vậy sao mới là đúng. Ai đã từng dùng hoặc nghe, hoặc biết chia sẻ vấn đề này nhé.

    Xin cám ơn
    Hidden Content

    Trần Văn Hiếu
    Email: Hidden Content
    Sđt: (+84)987 - 338 - 334

  2. #2
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    85
    Thanks
    29
    8 lượt trong 8 bài viết
    hihi ,chào hiếu , mình thì có cơ hội tiếp xúc rồi, hiện nay : theo mình bạn hiếu đang nói về Cascade control . cái này mình đang làm nên cũng am hiểu Đối với cascade control là nhiều hồi tiếp và chỉ có 1 ngõ ra. khối hàm được xử lý thông qua nhiều hàm PID , output của hàm này là set point của hàm kia đó :D bên PCS7 có. Còn cái này hay hơn nữa đó

  3. #3
    Little PLC

    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Đang ở
    Mọi câu hỏi hãy đưa lên diễn dàn. Tôi không dùng hộp thư riêng.
    Bài viết
    3,151
    Thanks
    257
    1,084 lượt trong 567 bài viết





    Mình đọc trong cuốn Controlling with SIMATIC của tác giả : J.Mueller thấy 2 phần trên không biết như thế có đúng ko . Đang đọc thêm kinh nghiệm trong đó. Mong mọi người xem có đúng không và tư vấn thêm.
    Hidden Content

    Trần Văn Hiếu
    Email: Hidden Content
    Sđt: (+84)987 - 338 - 334

  4. #4
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    85
    Thanks
    29
    8 lượt trong 8 bài viết
    Chào hiếu, chính xác :D , hình 1 là Cascade control (có khác tí với cái mình đang làm nhưng cũng chính hắn ) , còn hình 2 là MPC (cái này dùng tới Matlab cơ đấy @@ )

  5. #5
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    87
    Thanks
    4
    7 lượt trong 5 bài viết
    PID là :
    Project: công việc, dự án...cần làm rất mong muốn nó chạy ngon lành
    Intelligent: phải dùng trí nảo 1 cách thông minh bắt thiết bị cũng mô phỏng thông minh như ta mà làm Project trên
    Dynamic Drive: 1 thiết bị nào đó 1 cách thông minh và năng động, năng nổ để thực hiện công việc được giao
    :-$em hiểu như vậy có đúng không các pác? :-"

  6. #6
    Little PLC

    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Đang ở
    Mọi câu hỏi hãy đưa lên diễn dàn. Tôi không dùng hộp thư riêng.
    Bài viết
    3,151
    Thanks
    257
    1,084 lượt trong 567 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi thoigianranh Xem bài viết
    PID là :
    Project: công việc, dự án...cần làm rất mong muốn nó chạy ngon lành
    Intelligent: phải dùng trí nảo 1 cách thông minh bắt thiết bị cũng mô phỏng thông minh như ta mà làm Project trên
    Dynamic Drive: 1 thiết bị nào đó 1 cách thông minh và năng động, năng nổ để thực hiện công việc được giao
    :-$em hiểu như vậy có đúng không các pác? :-"
    ^_^ Bạn này vui tính quá nhưng PID có rất nhiều ý nghĩa khi tách ra nhưng khi đang ở forum PLC Việt Nam và các forum về Điện - Điện Tử - Tự động hoá khác thì PID có nghĩa là:

    Một bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ (bộ điều khiển PID- Proportional Integral Derivative) là một cơ chế phản hồi vòng điều khiển (bộ điều khiển) tổng quát được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển công nghiệp – bộ điều khiển PID được sử dụng phổ biến nhất trong số các bộ điều khiển phản hồi. Một bộ điều khiển PID tính toán một giá trị "sai số" là hiệu số giữa giá trị đo thông số biến đổi và giá trị đặt mong muốn. Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa sai số bằng cách điều chỉnh giá trị điều khiển đầu vào. Trong trường hợp không có kiến thức cơ bản về quá trình, bộ điều khiển PID là bộ điều khiển tốt nhất.[1] Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, các thông số PID sử dụng trong tính toán phải điều chỉnh theo tính chất của hệ thống-trong khi kiểu điều khiển là giống nhau, các thông số phải phụ thuộc vào đặc thù của hệ thống.
    Giải thuật tính toán bộ điều khiển PID bao gồm 3 thông số riêng biệt, do đó đôi khi nó còn được gọi là điều khiển ba khâu: các giá trị tỉ lệ, tích phân và đạo hàm, viết tắt là P, I, và D. Giá trị tỉ lệ xác định tác động của sai số hiện tại, giá trị tích phân xác định tác động của tổng các sai số quá khứ, và giá trị vi phân xác định tác động của tốc độ biến đổi sai số. Tổng chập của ba tác động này dùng để điều chỉnh quá trình thông qua một phần tử điều khiển như vị trí của van điều khiển hay bộ nguồn của phần tử gia nhiệt. Nhờ vậy, những giá trị này có thể làm sáng tỏ về quan hệ thời gian: P phụ thuộc vào sai số hiện tại, I phụ thuộc vào tích lũy các sai số quá khứ, và D dự đoán các sai số tương lai, dựa vào tốc độ thay đổi hiện tại.[2]
    Bằng cách điều chỉnh 3 hằng số trong giải thuật của bộ điều khiển PID, bộ điều khiển có thể dùng trong những thiết kế có yêu cầu đặc biệt. Đáp ứng của bộ điều khiển có thể được mô tả dưới dạng độ nhạy sai số của bộ điều khiển, giá trị mà bộ điều khiển vọt lố điểm đặt và giá trị dao động của hệ thống. Lưu ý là công dụng của giải thuật PID trong điều khiển không đảm bảo tính tối ưu hoặc ổn định cho hệ thống.
    Vài ứng dụng có thể yêu cầu chỉ sử dụng một hoặc hai khâu tùy theo hệ thống. Điều này đạt được bằng cách thiết đặt đội lợi của các đầu ra không mong muốn về 0. Một bộ điều khiển PID sẽ được gọi là bộ điều khiển PI, PD, P hoặc I nếu vắng mặt các tác động bị khuyết . Bộ điều khiển PI khá phổ biến, do đáp ứng vi phân khá nhạy đối với các nhiễu đo lường, trái lại nếu thiếu giá trị tích phân có thể khiến hệ thống không đạt được giá trị mong muốn.
    Chú ý: Do sự đa dạng của lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng điều khiển, nhiều qui ước đặt tên cho các biến có liên quan cùng được sử dụng.
    Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB...%E1%BB%83n_PID

    Bạn đọc thêm trong đó nha
    Hidden Content

    Trần Văn Hiếu
    Email: Hidden Content
    Sđt: (+84)987 - 338 - 334

Tag của Chủ đề này

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top