Mình đang cần khuếch đại điện áp một chiều từ đầu ra của thiết bị đo mV lên V để đưa vào đầu vào PLC.
Mong các bạn chia sẻ cho mình một số giải pháp.
Mình đang cần khuếch đại điện áp một chiều từ đầu ra của thiết bị đo mV lên V để đưa vào đầu vào PLC.
Mong các bạn chia sẻ cho mình một số giải pháp.
Lại trở lại những ngày còn đi học ghét mạch công suất nhưng đi làm thì mới hiểu mình cần cái gì để mà ngồi làm
Mạch khuyếch đại
1 – Mạch khuếch đại
1.1 – Khái niệm về mạch khuyếh đại .
Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch khuyếch đại âm tần trong Cassete, Âmply, Khuyếch đại tín hiệu video trong Ti vi mầu v.v …
Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :
Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại về dòng điện :
Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại công xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm một.
1.2 – Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuyếch đại được phân cực để KĐ ở chế độ A, chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
a) Mạch khuyếch đại ở chế độ A.
Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào.
Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào
* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuyếch đại cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền khuyếch đại vv..
b) Mach khuyếch đại ở chế độ B.
Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, nếu khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuyếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.
Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.
* Mạch khuyếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ
khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau.
Xem thêm chi tiết tại nguồn: http://thegioiic.com/news/mach-khuyech-dai :bz :bz
Chào bạn
Nên sử dụng mạch khuếch đại không đảo sử dụng opam LM358, hệ số khuếch đại bao nhiêu tuỳ thuộc vào cách bạn chọn điện trở R1 R2
lên mạng tìm mạch khuếch đại không đảo nó đầy ra
Chúc bạn thành công
Em đang muốn xử lý tín hiệu từ đầu ra của loadcell 2mV/V thành tín hiệu áp 0-10 V để đưa vào đầu vào analog của PLC.
Em vừa tìm trên mạng thấy có bộ transmitter (loại MKcells-KM02) có thể thực hiện được đúng không anh ?
Anh chia sẻ cho em một chút về vấn đề này nhé.
Em cảm ơn các anh.
Các anh cho em hỏi PLC S7-200 của siemen có mô đun nào chuyên dùng để đọc trực tiếp tín hiệu từ loadcell 2mV/V không ạ ?
Các loại cáp PLC, màn hình HMI : Mitubishi, Siemens, Omron, Weintek, Proface...
LH : 0908 61 00 85 – Hidden Content
Hidden Content
nếu bạn làm để thử nghiệm thì mua opam LM358 như bạn khánh my đã nói về dùng , mạch này làm khá đơn giản , mua loại board người ta làm rồi về hàn chân lại thôi. còn để chạy hệ thống nào đó thì mua thiết bị chuyên dụng bán trên thị trường luôn cho chắc ăn hơn . tại vì mức điện áp này khá thấp.
em mua con em235, con này đọc được áp mV của loadcell, anh biết có cty chuyên dùng con này đọc loadcell chất lượng tốt
HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI,HỌC HẾT LỚP BẢY THÌ NGHỈ
Hidden Content
đầu cân omron là đọc ổn nhất, giá tầm 300 usd thì phải ^_^
HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI,HỌC HẾT LỚP BẢY THÌ NGHỈ
Hidden Content
Đánh dấu