-
Little PLC
[Logix] Bài 0: Hướng dẫn sử dụng Rslogix 5000
Các bài đây là tổng hợp từ nguồn Blog cá nhân của anh Vỹ bên Rockwell:
http://jap.vn và mình giữ nguyên bản đưa về PLC Việt Nam để cùng chia sẻ và lưu trữ thông tin
cho nên mọi bài mình sẽ nguyên văn.
Trong loạt bài sau đây, tôi sẽ giới thiệu cách sử dụng phần mềm Rslogix 5000 để lập trình cho các PAC (Programmable Automation Controller) như Compactlogix và Controllogix. Nội dung chủ yếu dành cho người mới bắt đầu làm quen với các Controller của Rockwell Automation. Các bài viết sẽ chia theo các chủ đề nhỏ, cuối mỗi bài sẽ ghi chú kèm theo tài liệu tham khảo. Để tìm hiểu kĩ hơn, các bạn nên xem thêm các tài liệu đề nghị.
Bài 1: Giới thiệu về Rslogix 5000, các công cụ phần mềm cơ bản cần sử dụng
Rockwell Automation đã giới thiệu và phát triển Kiến trúc tích hợp hệ thống (Integrated Architecture -IA) mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Theo đó, toàn bộ hệ thống tự động hóa trong mô hình nhà máy sản xuất được tổ chức thành một kiến trúc tổng thể từ lớp thiết bị trường, thiết bị điều khiển đến các lớp thông tin quản lý kinh doanh. Trước khi đi vào tìm hiểu các phần mềm của Rockwell, ta cần hiểu cơ bản về kiến trúc này. 3 điểm quan trọng của kiến trúc tích hợp này là:
Logix Platform: Toàn bộ lớp điều khiển được tích hợp thành một nền tảng chung mà Rockwell gọi là Logix
Factorytalk Platform: Toàn bộ lớp thông tin trong hệ thống tự động hóa được tích hợp thành một nền tảng chung gọi là Factorytalk
Ethernet/IP: Không cần nhiều loại mạng công nghiệp nữa. Một mạng Ethernet/IP cho toàn bộ kiến trúc điều khiển, từ I/O đến các máy tính.
Theo kiến trúc tích hợp, toàn bộ lớp điều khiển (Logix) gồm các bộ PAC chủ yếu là Controllogix và Compactlogix. Và phần mềm duy nhất để lập trình, cấu hình cho toàn bộ lớp Logix này chính là Rslogix 5000. Nghĩa là ta chỉ cần một phần mềm duy nhất để cấu hình cho toàn bộ lớp Logix (Compactlogix, Controllogix).
Rslogix 5000
Một số thông tin cơ bản về phần mềm này:
Dùng để lập trình cho toàn bộ các PAC thuộc họ Compactlogix và Controllogix (mục đích chủ yếu!)
Hỗ trợ 4 ngôn ngữ lập trình là Ladder, FBD, SFC và ST
Online, truy cập thông tin thời gian thực các thiết bị trên
Hỗ trợ cấu hình các thiết bị khác như biến tần PowerFlex…
Một số thông tin khác
Phiên bản hiện tại (10/2012) của phần mềm Rslogix 5000 là Version 20. Phiên bản nào thì dùng cho phần cứng có Firmware đấy.
Cài đặt trên Windows 7 tốt hơn (32 bit hay 64 đều được)
Phần mềm khác liên quan
Rslinx Classic: Phần mềm cài kèm theo đĩa Rslogix 5000, sử dụng để kết nối giữa máy tính và logix controller. Bắt buộc phải cài. Phần mềm này có nhiều phiên bản, mặc định là phiên bản Lite (miễn phí)
RsEmulate 5000: Phần mềm mô phỏng chương trình.
Với các công cụ phần mềm trên đây là đủ để làm việc với Controllogix, Compactlogix,…
Giáp Văn Vỹ – 2012
-
Bài viết của "tran_hieu0983" đã được cám ơn bởi các thành viên:
-
Little PLC
[Logix] Bài 2: Giới thiệu Controllogix
Controllogix (1756-L6x, 1756-L7x): Thông tin cơ bản
Là dòng PAC cỡ lớn của Rockwell Automation, sử dụng cho các ứng dụng điều khiển phức tạp, DCS, nhiều loại mạng truyền thông và có số lượng I/O lớn (hơn 1000).
Có 2 dòng sản phẩm: 1765-L6x và 1756-L7x. L7x mới được giới thiệu được vài năm với nhiều tính năng mới cũng như hiệu suất cao gấp đôi so với 1756-L6x, dùng thay thế cho các 1756-L6x cũ. Hiện tại tại các nhà máy vẫn phổ biến là 1756-L6x.
Bộ nhớ CPU lớn nhất là 32MB (1756-L75)
Số lượng I/O tối đa có thể quản lý là 128.000 I/O
Thẻ nhớ SD (L7x) để Backup chương trình
Cổng USB 2.0 để lập trình (L7x).
Tích hợp Motion
Không sử dụng pin.
Chassis, Slot và Module
Chassis là khung gồm có bộ nguồn, các khe cắm (slot) để gắn các Module. Chassis có nhiều kích cỡ từ 4, 7, 10, 13 và 17 Slot.
Bộ nguồn cấp nguồn cho các Module trên Chassis. Bộ nguồn có nhiều loại AC, DC, Redundant cũng như nhiều công suất khác nhau và phải mua riêng (không kèm theo chassis).
Slot là khe cắm các module, tất cả các module 1756-xxx đề có thể gắn trên Chasiss vào các Slot
Module bao gồm cả CPU, Module I/O và module truyền thông mạng . Các module có thể gắn ở Slot bất kì trên Chassis.
Có thể có nhiều CPU trên một Chassis
Các module trên chassis có thể tháo lắp mà không cần tắt nguồn.
Có thể có hoặc không có CPU trên Chassis. (khi đó Chassis đóng vai trò như một trạm Remote IO)
Ứng dụng Controllogix phù hợp cho các ứng dụng:
Điều khiển phức tạp, tích hợp hệ thống như DCS, Batch
Yêu cầu Redundant (cấu hình dự phòng sự cố)
Số lượng IO lớn, phân tán (tối đa 128.000 I/O)
Ứng dụng gồm nhiều loại truyền thông công nghiệp khác nhau như Controlnet, Ethernet, DeviceNet, DH+….
Tham khảo thêm
http://ab.rockwellautomation.com/Pro...trollers#/tab5
Giáp Văn Vỹ – 2012
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 3: Giới thiệu PAC Compactlogix
Compactlogix là dòng PAC thuộc họ Logix cho các ứng dụng vừa và nhỏ (mid-range applications). Được thừa hưởng các ưu điểm của Controllogix, Compactlogix cho phép người dùng có thêm nhiều lựa chọn linh động cho các ứng dụng của mình từ các máy độc lập đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất hoặc các hệ thống SCADA vừa.Hệ thống vừa và nhỏ ở đây có thể được hiểu là dưới 1000 I/O.
Các dòng sản phẩm
Có thể phân ra làm 2 dòng sản phẩm:
Compactlogix L2x, L3x và L4x cũ, hiện tại (2012) đang được dùng phổ biến tại các nhà máy như 1769-L32E, L35E….
Compactlogix 5370 L1x, L2x và L3x mới ra đời sau này với nhiều cải tiến rất đáng kể so với dòng sản phẩm cũ (và dần thay thế các dòng sản phẩm cũ). Trong các bài viết ở đây sử dụng dòng sản phẩm mới này để hướng dẫn lập trình.
Compactlogix 5370
Thông số cơ bản như bảng so sánh sau.
Controller Series 5370 |
Bộ nhớ |
Max. I/O Points |
Mô đun I/O |
Số trục Motion |
Ghi chú |
L3 |
3 MB |
960 |
1769 Compact I/O™ |
16 |
|
L2 |
1 MB |
160 |
1769 Compact I/O |
4 |
Có sẵn 16DI, 16DO trên CPU |
L1 |
512 KB |
96 |
734 POINT I/O™ |
2 |
Có sẵn 16DI, 16DO trên CPU |
Một số đặc tính nổi bật:
Tích hợp Motion trên Ethernet/IP tối đa 16 trục (L3)
Trên mỗi CPU có sẵn 2 cổng Ethernet (Dual-port) hỗ trợ Devive Level Ring.
Cổng USB 2.0 để lập trình
Thẻ nhớ SD 1G dùng để Backup chương trình
Hỗ trợ Remote I/O trên Ethernet/IP
Không cần pin.
Lập trình bằng phần mềm Rslogix 5000 Version 20 trở lên.
Các thành phần: CPU, Bộ nguồn và Module I/O
Khác với Controllogix, Compactlogix không cần Chassis mà có thể gắn luôn lên Din-rail. Các Module được nối với nhau qua khớp nối bên hông mỗi Module và kết thúc bằng nắp chặn cuối.
CPU: Có thể là L1x, L2x hay L3x. Nhưng lưu ý. L1x sử dụng các module IO là PointIO còn L2x và L3x sử dụng CompactIO.
Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp nguồn cho các module. Đối với L1x và L2x bộ nguồn tích hợp luôn với CPU. Cần mua thêm bộ nguồn 24VDC.
Module I/O: Các module gắn như hình minh họa trên.
KHAC BIỆT: Khác biệt và cũng là hạn chế của Compactlogix so với Controllogix là Module truyền thông mở rộng. Compactlogix gần như không lắp thêm được module truyên thông mạng nào mà chủ yếu sử dụng mạng Ethernet/Ip qua các cổng có sãn trên CPU. Các module mạng có thể mở rộng thường chỉ là DeviceNet hoặc Modbus.
Lựa chọn và ứng dụng
Compactlogix rất linh động cho các ứng dụng vừa và nhỏ. Tận dụng được tối đa các lợi ích của Kiến trúc tích hợp của Rockwell Automation trong khi tiết kiệm được chi phí. Về các ứng dụng của Compactlogix rất đa dạng. Ở đây chỉ minh họa một số kiến trúc cơ bản (các bạn tham khảo các Link phía bên dưới để có thêm thông tin chi tiết)
Ví dụ:
Ứng dụng cho máy cỡ nhỏ:
Ứng dụng cho Process Skid
Ứng dụng Tích hợp Motion hay SCADA
Tham khảo:
http://literature.rockwellautomation...g001_-en-p.pdf
http://literature.rockwellautomation...g001_-en-p.pdf
Giáp Văn Vỹ – 2012
-
-
Little PLC
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 5: Rslinx Classic
Tất cả các nhu cầu kết nối giữa phần mềm trên máy tính và phần cứng như PLC, biến tần,… của AB đều phải thông qua Rslinx Classic. Rslinx Classic đóng vai trò như cây cầu giữa phần cứng và phần mềm. Do đó khi sử dụng bất kì phần mềm nào liên quan đến việc trao đổi dữ liệu giữa máy tính và PLC, biến tần, màn hình Panelview … thì đều cầu phải có Rslinx Classic.
Trong chương trình lập trình với Rslogix 5000, ta sử dụng Rslinx Classic cho mục đích Download, Upload, Online,…
Các bước sử dụng như sau:
>> Kết nối máy tính đến các Controller cần kết nối (trong ví dụ này, máy tính và các Controller kết nối đến 1 Ethernet Switch, cùng lớp địa chỉ IP), đặt địa chỉ IP cho Card mạng máy tính (ở đây là 192.168.1.190).
>> Khởi động Rslinx Classic
>> Chọn Driver kết nối (Communicatio > Driver)
>> Chọn Ethernet/IP và Add Net
>> OK
>> Chọn Card mạng đang kết nối đến Controller
>> Add New và thấy Status là Running như hình sau
>>Trở lại màn hình chính
>> Chọn mở rộng Driver mới tạo, các Controller đang kết nối với máy tính sẽ xuất hiện tương tự như hình bên dưới. Việc kết nối giữa máy tính với các thiết bị Ethernet của AB coi như xong.
GHI CHÚ
Đối với các dòng PLC cũ của AB như PLC-5, SLC-500,… thì chọn Driver tương ứng tùy theo chuẩn kết nối (DH+, DF1…). Các Controller mới đều sử dụng Ethernet nên dễ dàng hơn nhiều.
Ngay tại màn hình Rslinx này có thể xem được tận các module IO trên từng Chassis
Có thể thay đổi địa chỉ IP của các thiết bị mạng ngay tại Rslinx Classic.
Rslinx Classic có thể đóng vai trò là OPC Server cho các ứng dụng khác.
Giap Van Vy – 2012: http://jap.vn/2012/10/02/huong-dan-s...-rslogix-5000/
-
-
Little PLC
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 7: Tạo chương trình mới với Rslogix 5000 (phần 1)
PHẦN 1:
Bài này sẽ trình bày
Các bước tạo một dự án đầu tiên với Rslogix 5000
Các khái niệm cơ bản sử dụng trong chương trình Rslogix 5000
Phần cứng trình bày trong bài này (và các bài sau):
Chassis 10 Slot
CPU Controllogix L75 gắn ở Slot 0
Module Input 32 ngõ vào DC gắn ở Slot số 5
Module Output 32 ngõ ra DC gắn ở Slot số 6
Ta tạo một dự án mới với Rslogix 5000 với phần cứng trên như sau
Từ màn hình chính chọn New hoặc File> New
Trong cửa sổ này, cần chọn đúng các thông số của CPU:
Loại CPU, chọn đúng loại mà bạn có (ở đây 1756-L75)
Revision: chọn phiên bản phần mềm Rslogix 5000 đang sử dụng (ở đây là Version 20). Phải chọn tương thích với Firmware phần cứng bên dưới (Xem bài 6: Firmware)
Name: Đặt tên cho Project. Bắt buộc phải đặt tên và tên này sẽ hiển thị bên cạnh CPU trong RSLinx để biết CPU nào là của chương trình nào.
Chassis Type: Chọn đúng loại Chassis sử dụng, ở đây là 10 Slot
Slot: CPU dự định cắm vào Slot nào thì chọn ở đây cho đúng.
Create In: chọn nơi lưu File chương trình trên máy tính
Sau khi chọn xong thì OK.
Project được tạo ra như sau:
Ta tạo thêm 2 Module IO nữa. Để tạo Module mới, từ IO Configuration, Click phải và chọn New Module:
Cửa sổ mới xuất hiện:
Chỉ cần chọn, hoặc gõ IB32 vào khung tìm kiếm, chương trình sẽ liệt kê các module tương ứng, chọn và Create.
Tại cửa sổ mới xuất hiện, đặt tên cho Module và chọn đúng Slot sẽ gắn Module trên Chassis (ở đây là Slot 5), sau đó OK. Một cửa sổ nữa xuất hiện, chọn OK (sau này khi sử dụng quen các bạn sẽ tự biết cấu hình khi cần)
Ta thấy Module IB32 vừa tạo đã xuất hiện trong I/O Configuration. Và tương tự ta tạo thêm Module OB32 để được như hình dưới:
Với Compactlogix
Việc tạo chương trình mới với Compactlogix tương tự như với Controllogix ở trên. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhỏ cần lưu ý:
Đối với Compactlogix L1, cần xác định số mô đun mở rộng (như hình trên).
Để thêm IO mới, Chọn New Module tại Expansion I/O Module.
GHI CHÚ
Ở trên là các bước cơ bản để tạo cấu hình phần cứng của Project trong Rslogix 5000.
Đối với Controllogix (các mô đun 1756-) có thể tạo Onlne bằng chức năng Discovery của Rslogix 5000
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO PHẦN NÀY
http://literature.rockwellautomation...m004_-en-p.pdf
giap van vy – 2012
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 8: Sử dụng kiểu dữ liệu User Defined trong Rslogix 5000
Ngoài các kiểu dữ liệu cơ bản như INT, DINT, BOOL, STRING,… Rslogix 5000 cho phép người dùng định nghĩa các kiểu dữ liệu riêng hướng đối tượng gọi là User Defined Data Type. Ví dụ viết một đoạn chương trình điều khiển cho động cơ với các thông tin như START, STOP, FAULT, RUNNING, ta cần tạo ra số lượng TAG riêng biệt tương ứng trong chương trình.
Thay vì phải tạo từng Tag riêng biệt cho Motor như vậy, Rslogix 5000 cho phép ta định nghĩa một kiểu dữ liệu riêng thành một đối tượng. Ví dụ ở đây là đối tượng MOTOR, với các thành phần là START, STOP, RUNNING, FAULT..
Tạo mới User Defined Data Type
Chọn New Data Type như trên.
Nhập tên kiểu dữ liệu cho đối tượng mới (ở đây là MOTOR)
Nhập các thành phần của đối tượng và chọn OK để kết thúc
Ta thấy kiểu dữ liệu mới tạo sẽ xuất hiện như sau.
Tạo Tag mới với kiểu dữ liệu mới tạo
Trong Controller Tag, tạo Tag mới MOTOR1 với kiểu dữ liệu là MOTOR
Ta thấy các thành phẩn của MOTOR sẽ tự động được tạo ra như sau và sẵn sàng sử dụng trong chương trình.
GHI CHÚ
Khi chỉnh sửa kiểu dữ liệu, các Tag liên quan sẽ tự động được cập nhật
Có thể Export/Import kiểu dữ liệu giữa các chương trình (kiểu dữ liệu được tạo trong chương trình này có thể Export ra để sử dụng cho chương trình khác).
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO PHẦN NÀY:
http://literature.rockwellautomation...m004_-en-p.pdf
Giap Van Vy – 2012
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 9: Viết chương trình Ladder với Rslogix 5000
Sơ lược về các ngôn ngữ lập trình trong Rslogix 5000
Rslogix 5000 hỗ trợ 4 ngôn ngữ lập trình: Ladder, Funtion Block Diagram (FBD), Sequential Function Chart (SFC) và Structured Text (ST). Trong một chương trình có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng lúc tuy nhiên không thể chuyển chương trình đang viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia.
GHI CHÚ
Rslogix 5000 được bán với nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo phiên bản mà có số ngôn ngữ được hỗ trợ. Nhiều nhất (bản Full) hỗ trợ đầy đủ 4 ngôn ngữ trên.
Ngôn ngữ
Ladder
Xử lý Logic như điều khiển ON/OFF
Xử lý logic phức tạp, Discrete Control
Chương trình dùng cho bảo trì, sửa chữa máy
Motion
FBD
Điều khiển quá trình (Process Control)
Loop Control
Các tính toán điều khiển theo mạch vòng (như PID)
Drive Control
SFC
Batch Control
Máy trạng thái
Các dạng điều khiển tuần tự từng bước, bước sau phụ thuộc bước trước
ST
Tính toán các phép toán phức tạp
Tính toán tra bảng phức tạp
Xử lý truyền thông ASCII,…
Ở đây chỉ giới thiệu ngôn ngữ Ladder thông dụng.
Trong chương trình Rslogix 5000, các Routine là nơi viết chương trình. Khi lập trình, người viết phải tổ chức Các Routine, Program, Task sao cho dễ quản lý.
Khu vực viết chương trình, là nơi gõ các lệnh
Thanh công cụ, nơi lấy các lệnh để viết chương trình.
Đến đây, các bạn thử bắt tay viết cho mình chương trình đầu tiên.
Đến đây các bạn sử dụng tài liệu tham khảo sau sau để hiểu thêm về ngôn ngữ Ladder trong Rslogix 5000
http://literature.rockwellautomation...m008_-en-p.pdf
Tài liệu diễn giải chi tiết các lệnh sử dụng trong Rslogix 5000
http://literature.rockwellautomation...m003_-en-p.pdf
GHI CHÚ
Chương trình nên chia ra thành nhiều Sub-Routine và gọi chúng trong Main Routine, không nên viết chương trình điều khiển trong Main Routine.
Nếu ai đã làm quen với các PLC khác thì các lệnh trong Rslogix 5000 cũng tương tự, thậm chí dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Chỉ cần đưa cho trỏ chuột vào lệnh và nhấn F1 để xem Help lệnh đó.
Mỗi Routine có thể sử dụng một ngôn ngữ khác nhau.
Giáp Văn Vỹ – 2012
-
-
Little PLC
[Logix] Bài 10: Download/Upload và chỉnh sửa Online trong Rslogix 5000
Download/Upload và Online
Có nhiều cách Download/Upload chương trình cho Controllogix, Compactlogix:
Qua cổng USB đối với các Controllogix L7x và Compactlogix 5370 mới
Qua cổng Serial (chỉ cần sử dụng sợi cáp RS-232 chéo) đối với các PAC, PLC đời cũ hơn như Controllogix L6x, L5x hoặc Compactlogix (tốc độ chậm)
Qua cổng Ethernet có sẵn trên CPU (Compactlogix) hoặc qua Module Ethernet đối với Controllogix… (thuận tiện khi phòng điều khiển nằm xa vị trí CPU hoặc Download, Upload chương trình từ xa)
Dù cách nào thì quy trình thực hiện cũng có các bước tương tự như minh họa dưới đây. Ở đây sử dụng Cách Download trực tiếp qua cổng USB.
Mô hình kết nối như sau:
Khi kết nối USB giữa Controllogix và máy tính, trong Rslinx tự động hiện ra driver USB như hình sau, mở rộng ra ta thấy sẽ liệt kê tất các các Module hiện tại đang có trên Chassis gắn CPU
Chọn “Who active”
Ta thấy USB như minh họa sau:
Mở rộng ra, ta thấy các mô đun, chọn CPU muốn download chương trình và “Download”
Để Upload thì chọn nút Upload.
Xác nhận (Việc download chương trình mới sẽ xóa đi chương trình hiện tại trong CPU)
Sau khi Download xong chương trình sẽ hỏi chuyển sang “RUN” không ?
Chương trình đã chuyển sang RUN và ONLINE. Quan sát các Mô đun IO trong IO Configuration xem có lỗi không (nếu có dấu tam giác vàng trên icon của Module nào tức là module đó đang có lỗi, cần kiểm tra)
Chỉnh sửa Online
RSLogix 5000 cho phép chỉnh sửa chương trình Online mà không làm gián đoạn chương trình đang chạy. Muốn chỉnh sửa dòng nào, chỉ cần Double Click vào dòng lệnh đó và chỉnh sửa.
Sau khi chỉnh sửa Online xong, chỉ cần nhấn nút Submit để cập nhật xuống CPU là xong
Xác nhận
Chương trình chỉnh sửa Online đã được cập nhật.
GHI CHÚ
Nhiều máy tính có thể cùng Online, chỉnh sửa chương trình trên cùng một CPU, tuy nhiên việc này nên hạn chế vì khi cập nhật xuống CPU, CPU chỉ lưu chương trình trên máy nào cập nhật sau cùng nên có thể những chỉnh sửa của các máy khác sẽ bị mất
Đối với các Module Controllogix có thể tạo ngay khi chương trình đang Online
Có thể tạo Tag khi chương trình đang chạy.
Giap Van Vy -2012
-
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 08:34 PM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu