Thông thường 1 món linh kiện rời nào nơi bán thường dán đè lên lên tem của nhà phân phối chính. Mình để ý thấy vậy
Thông thường 1 món linh kiện rời nào nơi bán thường dán đè lên lên tem của nhà phân phối chính. Mình để ý thấy vậy
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”A.E
Mình thấy nâng cấp SSD không phải là 1 giải pháp nếu so sánh với 2 giải pháp kia. Ở đây bạn chỉ đơn thuần nâng cấp phần cứng, hiệu suất hệ thống đạt được nhờ hiệu năng của phần cứng. Ngay cả khi thực thi 2 hệ điều hành hoặc win ảo trên SSD thì tốc độ cũng được cải thiện so với HDD
Lựa chọn các giải pháp cài Win ảo hay 2 hệ điều hành song song, thì ưu điểm nổi trội là tách biệt các hệ thống, trên 1 máy có thể xuất hiện nhiều hệ thống : công việc, đồ họa/ âm thanh ... giải trí .... Đơn giản nhất là khi cần vọc 1 hệ điều hành hay phần mềm, mà nó có thể nguy hiểm ( dính virus , thay đổi các component trong win ... ) có nguy cơ ảnh hưởng tới các phần mềm làm việc , thì tốt nhất là có 2 môi trường khác nhau : 1 chỉ dùng làm việc, với độ an toàn tuyệt đối, hệ điều hành ổn định, và 1 dành cho các mục đích khám - phá. Mạnh hơn nữa thì chơi 2 máy riêng biệt luôn.
Ngoài ra cho dù là làm việc trong môi trường ảo hay thật, thì nguy cơ 1 ngày tự nhiên ổ cứng hi sinh hoặc bad sector là điều hiển nhiên. do đó back-up là chuyện đương nhiên. Các giải pháp raid có lẽ còn chưa phổ cập với laptop vì yêu cầu 2 đĩa cứng hỗ trợ các tiêu chuẩn raid , cho nên back-up = giải pháp " Copy paste " có lẽ vẫn là tốt nhất. Cá nhân mình thì sử dụng phần mềm và back -up hàng tuần ra HDD ngoài. Khi cần dự án quan trọng thì back - up theo ngày cho dự án đó trên Server công ty.
Với ổ vật lý nếu như có bị bad thì khả năng cứu vãn dữ liệu vẫn cao hơn là ổ ảo, ổ ảo mà hư thì tất ca mọi dữ liệu trong đó đều hư hết. Nhưng với ổ vật lý thì chỉ sector hư bị ảnh hưởng thôi và ta vẫn có thể phục hồi lại được. Nhưng tốt nhất vẫn là backup thường xuyên, cách này là an toàn nhất.
Ở topic này mình chỉ đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu năng hệ thống với chi phí thấp cho anh em tham khảo. Bạn có thể dùng Win ảo hay cài song song vẫn được nếu như không cảm thấy bất tiện, còn mình thì do nhu cầu sử dụng nhiều phần mềm khác nhau và khi làm việc thì phải kết hợp tất cả chúng lại.
Ví dụ mình đang làm SCADA, đang muốn vẽ cái hình add vô cho đẹp, phải mở Photoshop, sau đó cần chuẩn bị form xuất excel, phải mở Excel. Viết chương trình, phải mở step 7. Giả sử như mình đang cần ghi lại clip tutorial, phải mở thêm chương trình recorder. Ghi xong lại phải edit, mở chương trình edit... rất nhiều công việc như vậy. Nếu như cài phân tán ra 2 hệ điều hành thì việc chuyển đổi với mình khá là bất tiện và bạn có thể thấy tất cả những phần mềm mình nói đều nặng, nếu chạy trên win ảo thì hiệu năng của máy rất kém.
Nếu để ý, bạn có thể thấy hầu như tất cả các phần mềm mà bạn thường hay sử dụng làm việc đều nằm chung 1 chỗ cho dù bạn cài win song song hay win ảo và các phần mềm này giữ tỉ lệ cao về mặt số lượng các chương trình đang có trên máy tính, chỉ một số ít là dùng cho các công việc lặt vặt.
Như vậy có nên cài riêng chúng ra một hệ điều khác hay không, nếu có thì cái nào là hệ điều chính và cái nào là hệ điều hành phụ, bạn thường xuyên sử dụng cái nào.
Điều này phụ thuộc vào đặc thù công việc của mỗi người và mức độ sử dụng máy tính đó để làm việc. Còn vấn đề giải trỉ? giải pháp SSD có thể đáp ứng được nhưng tốt nhất vẫn nên có một chiếc máy tính riêng cho nhu cầu giải trí, đó vẫn đang là mơ ước của mình
Oh, ý mình là ở đây, giải pháp cài win ảo hay 2 hệ dh không phải nhằm mục tiêu làm tăng hiệu suất hệ thống, và thực tế cũng không thể làm tăng hiệu suất hệ thống.
Cái mà nó đạt được là tách biệt các hệ thống với nhau. không biết bạn thì sao, nhưng mình cũng thik nghịc 1 số cái ngoài công việc :
- cài thử 1 phần mềm hay hay ( và thường có crack )
- nghịc 1 phần mềm tự động hóa khác ngoài phần mềm làm việc ( ví dụ bạn nghiên cứu Ifix trong khi làm việc hiện tại là Siemens )
- ...
Những cái này không liên quan tới công việc, nhưng lại có thể làm máy dính virut hoặc gây ra xung đột phần mềm với các phần mềm khác.
2 hệ điều hành / win ảo có lợi thế chỗ đó.
Còn tất nhiên, công việc thì bao gồm 1 tá phần mềm : CAD, Office, TIA portal, Visual Studio, PhotoShop , Notepad ++ ... thì tất nhiên là phải cài chung 1 chỗ rồi .
À đúng rồi, hôm nay sao huynh Aladanh2000 không tham gia offline :D
chui trong chăn dưới cái lạnh 10 độ C ở HN và hóng Offline của các bác chứ sao.
p/S : chắc mai là bị xóa, mod thương tình đừng nick em
PHẦN 2: Lựa chọn thiết bị nào, mua ở đâu, lắp đặt ra sao
Công nghệ SSD đã có từ rất lâu khi mà lần đầu tiên các thiết bị lưu trữ bỏ túi như Pendrive, flashdrive được trình làng với dung lượng "siêu khủng" 32MB Ngày đó giá thành sản xuất chip nhớ là rất cao, mình mua một cái usb 256MB giá đã là 10USD trong khi với số tiền đó thì giờ có thể mua được cái usb với dung lượng lên đến hàng GB.
Ngày nay công nghệ sản xuất đã rẻ hơn rất nhiều do đó người ta bắt đầu nghĩ đến việc dùng chip nhớ dạng flash thay cho phiến đĩa xoay thông thường. Tuy nhiên công nghệ thì bao giờ cũng có cái rẻ cái mắc mặc dù cùng thực hiện 1 công việc như nhau.
Công nghệ sản xuất SSD hiện đang được đa số các nhà sản xuất sử dụng đó là MLC và SLC. SLC (Single Level Cell) sử dụng 1 ô nhớ cho 1 bit còn MLC (Multi Level Cell) có thể chứa được 2 bit trên cùng 1 ô nhớ. Với MLC thì giá thành cho mỗi bit sẽ thấp hơn so với SLC nhưng độ an toàn dữ liệu sẽ kém hơn và tốc độ truy cập cũng không bằng SLC. Bạn có thể thấy các loại SSD với công nghệ MLC có giá rẻ hơn so với SLC. Để biết thêm thông tin về ổ SSD cần mua, bạn có thể truy cập vào trang web của nhà sản xuất.
SSD gần giống như một cái usb với dung lượng lớn, do đó các hãng sản xuất usb nổi tiếng cũng có những sản phẩm SSD của riêng mình như Corsair, OCZ, Lacie... Trong đó Corsair ngày xưa nổi tiếng với usb 16GB, dung lượng khá lớn trong họ hàng usb. Ngoài ra các đại gia như Western, Seagate vốn dẫn đầu trong công nghệ sản xuất HDD giờ cũng nhảy vào cuộc đua SSD. Còn Intel là người dẫn đầu về công nghệ SSD cũng như phát triển các công nghệ hỗ trợ SSD trên bo mạch chủ có sử dụng chipset của họ. Tại Việt Nam, chỉ có các loại SSD của Intel, Corsair, OCZ, Kingmax... còn Western và Seagate thì vẫn chưa tham gia thị trường SSD Việt Nam. Ngoài ra khi mua cũng nên xem qua kích thước ổ cứng, cùng là 2.5inch nhưng có loại dày 7mm có loại 9.5mm. Tùy theo máy của bạn xài chuẩn nào mà chọn mua cho phù hợp.
Các hãng sản xuất SSD được người dùng đánh giá cao là Intel, OCZ và Corsair. Với cùng dung lượng và công nghệ sản xuất thì giá thành của 3 hãng này không chênh lệch nhiều. Ví dụ SSD 60GB Intel có giá 1.500.000VND, Corsair 1.550.000VND. Cái nào cũng tốt như nhau nên bạn có cảm tình với hãng nào thì chọn hãng đó.
Về nơi mua hàng, bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng uy tín như:
Tân Doanh http://tandoanh.vn/ (317, Bà Hạt, P4. Q10)
Phong Vũ http://phongvu.vn/
Hoàn Long: http://hoanlong.com.vn/
Mình khuyến khích các bạn mua ở Tân Doanh do cửa hàng này bán giá rẻ hơn Phong Vũ và Hoàn Long nhiều (có thể đến vài trăm tùy mặt hàng). Hơn nữa ở Tân Doanh thì các mặt hàng cũng đa dạng và nơi đây chuyên build máy tính dành cho game thủ nên có rất nhiều hàng độc.
Lắp đặt:
Việc thay thế ổ cứng hiện giờ vô cùng dễ dàng trừ các máy cao cấp như MacBook (mà MacBook thì không dành cho anh em tự động hóa chúng ta).
Bạn có thể download hướng dẫn sử dụng (user manual) của máy mình tại trang support của nhà sản xuất về xem nếu như gặp khó khăn trong việc xác định vị trí ổ cứng và những ốc vít cần tháo ra khi thay thế. Một điều cần lưu ý là ngắt nguồn và tháo pin trong khi thay thế ổ cứng.
Caddy Bay (HDD Bay) Bạn có thể liên hệ với người bán trên diễn đàn tinhte để mua trực tiếp, người ta sẽ lắp đặt cho bạn luôn, nhanh gọn lẹ giá 450.000. Chi tiết xem tại: http://www.tinhte.vn/threads/1537909/ Mình đã mua tại đây, rất OK.
Phần tiếp theo sẽ là cách sử dụng và các phần mềm liên quan.
Chủ đề rất hay, bài viết#18 phân tích rõ ràng đáng xem cho dân công nghệ đam mê tốc độ. Đang cân nhắc chọn SSD để nâng cấp máy
- Tiếp tục phát huy nhé
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”A.E
Đánh dấu