Giải pháp nâng cấp máy tính dành cho các tác vụ nặng nề
Phần 1: Nâng cấp phần cứng như thế nào
Chào các anh em, mình xin đưa ra một vấn đề mà chắc hẳn chúng ta đã và đang tìm kiếm câu trả lời nhưng chưa thực sự hài lòng. Ngày nay ngành tự động hóa công nghiệp đang phát triển vượt bật, có thể nói là hơn rất nhiều so với khoảng chục năm trước đây. Để đạt được tốc độ phát triển đó, phải nói tới sự góp sức không nhỏ của bộ phận IT khi mà hiên giờ các hệ thống và phần mềm đang đi theo hướng tích hợp. Việc thiết kế hệ thống cũng trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp rất nhiều của phần mềm. Do vậy các phần mềm tự động hóa ngày nay có xu hướng là "nặng" hơn trước nhiều về mặt đồ họa, xử lý... Máy tính vì thế cũng phải có cấu hình tương đối mạnh để có thể chạy mượt mà những tác vụ đó.
Cụ thể, khi chúng ta vừa cài xong Windows và các driver cần thiết, máy tính khởi động rất nhanh. Nhưng sau khi cài xong tất cả các phần mềm ví dụ như STEP 7, TIA Portal, WinCC, WinCC Flexible,... (đó là chỉ tính các phần mềm dành cho tự động hóa) thì máy tính khởi động rất lâu mà theo như đa số mọi người phản hồi thì thời gian khởi động có thể mất tới 5 phút mặc dù cấu hình máy khá mạnh (Core i5, 8GB RAM DDR3, HDD 500GB 5400rpm, NVIDIA 1GB VGA Chip). Sau khi khởi động xong thì việc mở chương trình và thực thi các tác vụ khác cũng phải mất một khoảng thời gian delay.
Như vậy vấn đề nằm ở đâu? Trước hết là vấn đề khởi động máy tính. Các phần mềm tự động hóa thường đi kèm với một số dịch vụ (services) mà khi khởi động máy, hệ điều hành sẽ khởi động luôn các dịch vụ này cùng các chương trình con liên quan (ví dụ Automation License Manager của Siemens). Thực tế các dịch vụ và chương trình này khá nhẹ tuy nhiên do mức độ nhiều và sự phân tán của các dịch vụ này mà khi khởi động, máy tính phải dò đến từng dịch vụ (ổ cứng phải trỏ đến từng vị trí) để khởi động chúng. Quá trình này làm chậm máy tính khi khởi động và do đó chúng ta phải mất thời gian chờ đợi.
Đã có rất nhiều giải pháp đã và đang được sử dụng để giải quyết tình trạng này.
Đầu tiên là cài thêm một hệ điều hành song song nữa rồi "quăng" hết đống phần mềm tự động hóa vào. Ưu điểm: cách ly được các phần mềm này với hệ điều hành chính, như vậy khi nào cần làm việc ta mới chuyển qua hệ điều hành chứa phần mềm TĐH. Nhược điểm: do phải chuyển qua lại giữa 2 hệ điều hành nên không thuận tiện khi cần làm nhiều công việc một lúc ví dụ như vừa soạn thảo văn bản, thiết kế đồ họa và lập trình TĐH. Việc chuyển đổi giữa 2 HĐH cũng làm chúng ta mất thời gian.
Giải pháp thứ 2 là sử dụng Win ảo. Ưu điểm: tương tự như cài 2 Win song song, không phải chuyển đổi giữa 2 HĐH. Nhược điểm: Nhược điểm đầu tiên là tốn tài nguyên hệ thống. Máy tính phải chia sẻ tài nguyên của mình (CPU, RAM, HDD) cho hệ điều hành ảo và do đó sức mạnh của hệ thống cũng giảm đi nhiều do không thể tập trung vào một đối tượng cụ thể. Tức là thay vì chúng ta tốn 10% tài nguyên cho hệ điều hành, 20% cho các phần mềm bổ trợ (word, excel, antivirus...) và 50% cho các phần mềm TĐH thì bây giờ chúng ta chỉ còn khoảng 20-30% tài nguyên cho các phần mềm này (do 20% tài nguyên đã dành cho Win ảo). Nên khi thực hiện giải pháp này, người ta thường chọn việc nâng cấp thêm RAM lên đến mức tối đa mà máy có thể hỗ trợ. Như vậy chúng ta sẽ lãng phí 2 thanh RAM cũ vì đa phần các máy tính xách tay ngày nay đều cắm full 2 khe RAM trên main. Để nâng cấp được RAM mới thì chỉ có cách tháo bỏ 2 thanh RAM cũ ra.
Các phần mềm Win ảo hiện nay đều sử dụng chung một hình thức lưu trữ dữ liệu trên ổ vật lý đó là ổ đĩa ảo. Đây thực chất là một file ảnh (image file) chứa dữ liệu của win ảo và khi sử dụng thì file ảnh này sẽ được bung ra. Như vậy khi một tác vụ được thực hiện thì chúng ta phải mất một khoảng thời gian để xử lý file ảnh. Nên khi sử dụng Win ảo nếu chúng ta để ý thì thấy đèn HDD nháy liên tục chứng tỏ ổ cứng đang làm viêc với cường độ cao do phải xử lý file ảnh này.
Win ảo rất ít khi hư, nhưng nếu đã hư thì file ảnh cũng sẽ bị hư và toàn bộ dữ liệu trên đó khó có thể cứu được. Mình cũng đã từng bị trường hợp như vậy và đến giờ không dám xài win ảo nữa >.<
Tại sao không để dữ liệu trên ổ vật lý? Bởi vì một số phần mềm không cho phép chúng ta truy cập trực tiếp dữ liệu qua mạng. Ổ cứng vật lý trên máy sẽ được hệ điều hành ảo hiểu đó là một ổ cứng đang được chia sẻ qua mạng nội bộ và sử dụng tài nguyên trên nguồn chia sẻ này. Việc truy câp qua lại giữa ổ ảo và ổ vật lý cũng sẽ mất thời gian.
Bản thân mình cũng đã từng thử qua nhiều phương pháp kể cả 2 phương pháp thông dụng trên. Tuy nhiên vì những nhược điểm nêu trên, mình đành từ bỏ chúng và tìm một giải pháp mới. Cấu hình máy mình không đến nỗi yếu (CPU Core i3, 4GB RAM DDR3 (2GBx2), HDD 500GB 5400rpm, ATi 512MB VGA Chip) nhưng khởi động cũng mất 3 phút dù đã tối ưu hóa tất cả các tác vụ khi khởi động. Nhưng tại sao các máy tính để bàn lại có vẻ chạy nhanh hơn mtxt dù cấu hình kém hơn. Câu trả lời nằm ở ổ cứng. Các máy tính để bàn có tốc độ 7200rpm do đó việc trỏ đến các tác vụ cũng nhanh hơn mtxt rất nhiều. Khi sử dụng các phần mềm nặng như TIA Portal, bạn có thể thấy đèn ổ cứng nháy rất nhiều khi load project hay xử lý các lệnh. Như vậy vấn đề không nằm ở RAM hay CPU mà là ở ổ cứng.
Cuối cùng một giải pháp tối ưu mà mình xin đưa ra đó là nâng cấp lên SSD.
Giá thành của các ổ SSD ngày nay đã rẻ hơn rất nhiều do công nghệ sản xuất chip nhớ đang phát triển. Tuy nhiên về dung lượng thì vẫn không thể so với ổ HDD truyền thống. Với cùng một khoảng tiền 100USD nếu mua HDD chúng ta có thể được đến 1-2TB nhưng nếu mua SSD thì chúng ta chỉ được tầm 60-120GB.
Đổi lại tốc độ của SSD cao hơn HDD rất nhiều và cách thức truy cập dữ liệu cũng khác. HDD (Hard Disk Drive) truyền thống sử dụng đầu đọc/ghi dịch chuyển bằng hệ cơ khí đến một điểm trên mặt phiến đĩa rồi đọc/ghi dữ liệu. SSD (Solid State Drive) sử dụng chip nhớ flash (giống USB) thay cho phiến đĩa, khi cần truy cập dữ liệu, chip xử lý chỉ cần trỏ đến địa chỉ cần truy cập (như kiểu trỏ địa chỉ của vi điều khiển) rồi đọc/ghi dữ liệu do đó nhanh hơn cách sử dụng hệ thống cơ khí của HDD.
Khi sử dụng SSD thì các dịch vụ khởi động cho dù có phân tán thì cũng không ảnh hưởng đến tốc độ của SSD do SSD có thể gần như đồng thời truy cập đến các điểm chứa dịch vụ mà không cần phải di chuyển đầu đọc như HDD.
Nếu bạn có nhu cầu lưu trữ dữ liệu??? Hãy tận dụng lại ổ HDD cũ của bạn, hiện nay trên thị trường có bán loại HDD Bay cho phép thay thế ổ DVD trên mtxt bằng ổ cứng HDD. Vì ổ DVD hiện nay chúng ta ít khi sử dụng nên việc thay thế nằng ổ HDD là hoàn toàn hợp lý để tận dụng không gian trong mtxt. Bạn có thể trang bị thêm DVD box để cất ổ DVD đó, khi cần sử dụng thì chỉ cần kết nối vào cổng USB, tiện dụng hơn rất nhiều.
HDD Bay thay thế ổ DVD
DVD Box để chứa ổ DVD laptop
Như vậy chúng ta chỉ cần mua một ổ SSD với dung lượng 60GB để cài hệ điều hành và các ứng dụng TĐH, còn lại ổ HDD chúng ta sẽ tận dụng để lưu trữ dữ liệu. Vấn đề tốc độ cũng được giải quyết, chúng ta không cần phải bỏ phí 2 thanh RAM đang gắn trong máy, không phải bỏ phí HDD, tận dụng được ổ DVD làm ổ ghi di động. Vấn đề quan trọng nhất - chi phí:
SSD 60GB có giá tầm 1.500.000-1.600.000VND HDD Bay (Caddy Bay) có giá tầm 400.000-500.000VND
Cụ thể với máy mình, sử dụng SSD 60GB Corsair (1.550.000VND) và Caddy Bay (450.000VND) tổng cộng vừa đúng 2.000.000VND.
Sức mạnh:khởi động hoàn tất (từ lúc nhấn nút power cho đến khi khởi động xong windows) trong 20s. Mở Photoshop CS6 64bit trong vòng 4s, STEP 7 và WinCC trong vòng 3s, Power Director 9 trong vòng 7s, TIA Portal V11 trong vòng 13s.
Đây là hình ảnh so sánh tốc độ giữa 2 ổ HDD và SSD trên máy mình:
HDD Seagate 500GB phân vùng đầu tiên (với HDD thì tốc độ truy cập ở phân vùng đầu tiên là nhanh nhất)
SSD Corsair 60GB
Trên đây là giải pháp thực tế mình xin đưa ra để mọi người xem xét.
Thông tin thêm về việc nâng cấp mình sẽ tiếp tục ở phần 2: Lựa chọn thiết bị nào và mua ở đâu, lắp đặt ra sao?
Thân chào và hẹn gặp lại.
Lần sửa cuối bởi chauvinhloi, ngày 01-05-2013 lúc 02:44 AM.
Tuyệt quá, gặp đúng vấn đề mình đang băn khoăn! Ý kiến này rất hay, mong bạn đã có kinh nghiệm nâng cấp rồi chia sẽ với mọi người về các thiết bị, nơi mua, lắp đặt và những điều cần lưu ý khi lắp ráp! Từ khi cái TIA Portal v11 vào là máy phải nói là "bò" chứ không phải "chạy" nữa.....
Cái này hay đó, nhưng phải cân nhắc giữa tốc độ và dung lượng lựu trữ nếu cầm 100USD
- Theo ý riêng em thì em sẽ chọn dung lượng. Tại thời điểm em là SV, còn khi đã đi làm có tiền em chọn giải pháp SSD hard disk
Nếu có vấn đề gì hỏi thì làm ơn đưa lên diễn đàn nhé
Bài viết
1,879
Thanks
159
231 lượt trong 198 bài viết
he he, con vaio của tớ, vừa nâng lên SSD 128G, hy sinh bóc cái ổ DVD Bluray Disc ra dùng qua USB để lắp ổ, chạy làm ổ cài win, ổ cứng cũ sài luu trữ, ngon tuyệt vời, khởi động khỏi nghĩ
cấu hình:
I7 2.2
ram 8
chạy TIA ầm ầm .
Nhưng đọc thấy ổ SSD tuổi thọ kém, không biết bao lâu thì die
Cung cấp Hidden Content ,Hidden Content ,vật tư tự động hóa cũ và mới
Liên hệ: Hidden Content
website: Hidden Content
__________________________________________________ ___________________
Phone: 0912888729 - 0985888729
Y.M: codientuhd
Nhưng đọc thấy ổ SSD tuổi thọ kém, không biết bao lâu thì die
Cái đó là hên xui với đồ điện tử dân dụng và nhất là các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau về giá cả. Canh vừa hết bào hảnh là die hết trách nhiệm. Tại sao hàng công nghiệp cùng 1 món đồ cùng tính năng thì giá cả xa cách nhiều.
- Thí dụ con 89C51 = 15K con AVR công nghiệp trong các máy móc giá hơn trăm ngàn (gấp 10 lần, cùng tính năng)
Cái đó là hên xui với đồ điện tử dân dụng và nhất là các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau về giá cả. Canh vừa hết bào hảnh là die hết trách nhiệm. Tại sao hàng công nghiệp cùng 1 món đồ cùng tính năng thì giá cả xa cách nhiều.
- Thí dụ con 89C51 = 15K con AVR công nghiệp trong các máy móc giá hơn trăm ngàn (gấp 10 lần, cùng tính năng)
Cho nên khi mua chúng ta phải lựa chọn và sử dụng sao để đạt độ bền cao nhất. Cũng như pin laptop vậy, chắc chắn xài một thời gian sẽ chai, nhưng cách xài của chúng ta như thế nào sẽ quyết định tuổi thọ của nó. SSD cũng thế, có 2 công nghệ chế tạo đang được sử dụng là SLC và MLC, vậy chúng ta nên chọn loại nào, hãng nào, chuẩn giao tiếp, ưu ngược điểm ra sao? cách sử dụng SSD và các phần mềm liên quan để đạt được tuổi thọ lâu nhất có thể? Phần 2 sẽ giải đáp các vấn đề vừa nêu :D
P/S: chờ xong vụ offline em sẽ post tiếp phần 2.
Lần sửa cuối bởi chauvinhloi, ngày 01-05-2013 lúc 06:31 AM.
Cái này hay đó, nhưng phải cân nhắc giữa tốc độ và dung lượng lựu trữ nếu cầm 100USD
- Theo ý riêng em thì em sẽ chọn dung lượng. Tại thời điểm em là SV, còn khi đã đi làm có tiền em chọn giải pháp SSD hard disk
Đúng vậy, giải pháp này tỏ ra phù hợp với những anh đã đi làm với mức độ sử dụng các phần mềm này thường xuyên. Bỏ ra số tiền 100USD để nâng cấp cái máy đi làm cũng rất kinh tế. Còn đối với sinh viên thì tất nhiên là thích dung lượng hơn, vì nhu cầu lưu trữ cao. Chỉ tính riêng kho phim và game của mấy bạn í thì cũng đã hơn 50% dung lượng ổ cứng rồi
Nhân tiện nếu nói về bảo hành thì thời gian bảo hành của SSD và HDD là như nhau, đều là 3 năm cả nên nếu mua của những hãng có tên tuổi thì không việc gì phải lo.
Nhân tiện nếu nói về bảo hành thì thời gian bảo hành của SSD và HDD là như nhau, đều là 3 năm cả nên nếu mua của những hãng có tên tuổi thì không việc gì phải lo.
Đồng ý với ý kiến của bạn , nếu SSD cho bảo hành là 3 năm.
Theo mình biết HHD hiện giờ chỉ bảo hành có 1 năm chính hảng, còn các cửa hàng lớn khác như Phong Vũ, Hoàn Long.....cạnh tranh nhau thêm 2 năm bảo hành tại cữa hàng. Và mình đã dính vụ 3 năm bảo hành không chính hảng rồi. Họ sửa là chính, bí lắm là đền cho cái cũ khác tương đương
- Nên do đó lưu ý với các mem khi mua linh kiện phải hỏi về linh kiện bảo hành chính hảng bao nhiêu năm nhé
- Các bạn thử dạo 1 vòng cửa hàng Phong Vũ thấy HDD bảo hành 3 năm hỏi tới đặt mua họ nói sao biết liền
- SSD chưa mua chưa biết có chính xác là 3 năm chính hảng ko?
Bổ sung:
Về việc bảo hành chính hãng bạn có thể lên trực tiếp web của sản phẩm đó, trên đó có đầy đủ thông tin về thời gian bảo hành cũng như check thời hạn bảo hành còn lại. Như ổ của mình http://www.corsair.com/us/support/warranty/ bạn có thể thấy họ ghi rất rõ "All solid-state drive (SSD) products have a 3 year warranty". Trước đây em có mua ổ HDD Western 320GB tại Hoàn Long nhưng sử dụng một thời gian nó lại bị vài chỗ bad sector, thế là mang ra đó - hết bảo hành. Tức quá bóc cái tem hoàn long ra, bên dưới còn cái tem Western thời hạn 3 năm mừng quá chạy ra trung tâm Western nó đổi cho cái mới xài ngon đến giờ. Thông tin thêm là các dòng HDD phổ thông hiện giờ thì thời hạn bảo hành là 2 năm chính hãng, còn các dòng cao cấp có thể được đến 5 năm.
http://www.wdc.com/en/products/internal/mobile/
Đánh dấu