Công nghệ truyền tín hiệu trên đường dây điện- PowerLine Communication Bus (PLC) và điều khiển chiếu sáng :
Ra đời vào những thập niên 80 của thế kỷ 20, công nghệ truyền tín hiệu trên đường dây điện được đầu tiên được nghiên cứu và phát triển tại mỹ với dự án mang tên X10. kể từ đó X10 trở thành tên thương mại của hàng loạt các sản phẩm điều khiển tự động sử dụng công nghệ này. Công nghệ X10 sử dụng sóng mang tần số 120Khz và điện áp tín hiệu 4V để truyền tín hiệu điều khiển. các sản phẩm sử dụng công nghệ X10 có ưu điểm là dễ lắp đặt, giá thành thấp và không phải đi thêm dây điều khiển. tuy nhiên các sản phẩm X10 có điểm yếu là chịu tác động rất lớn của nhiễu đường truyền. Do X10 sử dụng tần số sóng mang cố định 120Khz nên các can nhiễu quá lớn hoặc gần với tần số 120Khz đều làm cho các thiết bị của X10 không thể điều khiển được bằng các bộ điều khiển. do đó hệ thống sử dụng công nghệ X10 cần phải có bộ lọc và tách riêng đường cấp nguồn cho thiết bị X10 để đảm bảo độ ổn định của hệ thống trong quá trình sử dụng.Một nhược điểm nữa là tính bảo mật của thiết bị sử dụng công nghệ X10. công nghệ X10 chỉ được xây dựng với House code (A-P) và device code (1-16) nên rất dễ để điều khiển từ bất cứ bộ điều khiển X10 nào, để ngăn chặn việc này các hãng sản xuất thiết bị X10 đã chế tạo bộ lọc nhằm ngăn chặn tín hiệu điều khiển từ bên ngoài xâm nhập vào hệ thống, tuy nhiên bộ lọc này mất tác dụng khi kẻ gian truy xuất hệ thống bằng các bộ điều khiển không dây thông qua các bộ thu nhận transceiver của X10 (đây là thiết bị bắt buộc phải dùng cho tính năng không dây và điều khiển từ xa). Kẻ gian có thể mở cửa nhà bạn, tắt hệ thống an ninh bằng các bộ điều khiển không dây này một cách dễ dàng. Các thiết bị sử dụng công nghệ X10 đều có chung đặc điểm : tốc độ truyền thấp, khả năng bảo toàn thông tin thấp (70-80%).
Năm 2002 đánh dấu một bước ngoặt lớn của công nghệ PLC khi chuẩn UPB & PLCBUS ra đời. Công nghệ UPB & PLCBUS sử dụng sóng mang có dải tần từ 4-40Khz, điện áp tín hiệu 40V để truyền tín hiệu điều khiển. Không giống như X10 sử dụng tần số sóng mang cố định 120Khz, các thiết bị sử dụng công nghệ UPB & PLCBUS sẽ chọn ra trong dải tần 4-40Khz một tần số ít bị can nhiễu từ đường truyền nhất tại thời điểm truyền để truyền tín hiệu điều khiển. Do đó băng thông đường truyền được mở rộng cho phép nhiều thiết bị cùng truyền tín hiệu điều khiển cùng một lúc mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau. mặt khác, với điện áp tín hiệu lên tới 40V công nghệ UPB&PLCBUS; gần như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi can nhiễu lớn trên đường truyền. Hệ thống sử dụng công nghệ UPB&PLCBUS; có chung đặc điểm : tốc độ truyền cao, dễ lắp đặt, không cần đi dây điều khiển, dễ thêm mới thiết bị, không cần bộ lọc, không cần tách riêng đường cấp nguồn, khả năng bảo toàn thông tin cao (99,98%) tương đương với các thiết bị sử dụng công nghệ IBUS như EIB, Cbus. Các thiết bị UPB&PLCBUS; được xây dựng với ID CODE và LINK PASSWORD ngăn chặn việc điều khiển thiết bị từ các hệ thống không được phép hoặc từ hệ thống khác ở các khu vực lân cận.với ID CODE và LINK PASSWORD của công nghệ UPB&PLCBUS; Kẻ gian sẽ phải mất khoảng 1,4 triệu năm để xâm nhập và điều khiển được hệ thống. Nhược điểm của công nghệ UPB&PLCBUS; là khó cài đặt hơn so với thiết bị X10 do phải cài ID CODE và LINK PASSWORD cho từng thiết bị.
Các thiết bị chiếu sáng của HAI sử dụng công nghệ UPB&PLCBUS. Hệ thống cho phép người sử dụng thiết lập quang cảnh chiếu sáng, điều khiển hệ thống chiếu sáng, kiểm tra trạng thái thiết bị từ Internet, smartphone, màn hình cảm ứng. Việc sử dụng công nghệ UPB&PLCBUS; giúp việc thi công và thêm mới thiết bị trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu với các công nghệ Ibus như EIB, Cbus khi thêm thiết bị phải đi dây điều khiển thì với UPB&PLCBUS; chỉ cần lắp thiết bị và sử dụng. UPB&PLCBUS; có được lợi thế dễ lắp đặt của thiết bị không dây và độ tin cậy, tốc độ truyền cao của thiết bị có dây IBus.
Theo ý kiến cá nhân về kinh nghiệm làm thực tế thì khi có nhiễu trên đường dây điện thường nó là nhiễu toàn dãi, nên công nghệ tốt thường chỉ hạn chế bớt phần nào đó nhược điểm này.
Đánh dấu