-
Thành viên Mới
Chiêu sinh các lớp plc tại đà nẵng
CHIÊU SINH CÁC LỚP PLC TẠI ĐÀ NẴNG
Trung tâm nghiên cứu Điện - Điện tử thường xuyên chiêu sinh các lớp PLC và hệ thống mạng truyền thông công nghiệp … Ngoài các lớp trên, Trung tâm còn đảm nhận test dự án cho các Doanh nghiệp, các lớp đào tạo dự án theo đơn đặt hàng riêng từ phía Doanh nghiệp. Cho thuê phòng đào tạo để chạy mô phỏng dự án nhà máy… về VĐK, PLC và hệ thống mạng truyền thông.
Địa chỉ liên hệ: trước xưởng điện, trường Đại Học Bách Khoa, 54 Nguyễn Lương Bằng, Tp. Đà Nẵng . Đt: 05116272780 – 05112241304 – 0935512679 – 0935326252. Fax: -05113732310 Email: [email protected] – [email protected]
1. PLC S7-200 cơ bản(60 tiết):
Mục tiêu của khóa học:
Giúp học viên nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của PLC đối với các ngành công nghiệp và dân dụng. Củng cố và cung cấp những kiến thức nền tảng để người học có thể phân tích được phần giao diện vào (sensor) và giao diện ra (actual). Phân tích nguyên lý máy làm cơ sở để đưa ra giải thuật để tạo ra một chương trình điều khiển hoàn thiện ở mức độ cơ bản.
Nội dung chính của khóa học:
- cấu trúc chung về: phần cứng, chức năng và khả năng của từng loại PLC.
- Cách phối ghép các loại mô đun, cài đặt, kết nối và sử dụng phần mềm của SIEMENS và SCHNEIDER.
- Các phương pháp quản lý và sử dụng các miền nhớ, cách tổ chức các loại chương trình. Phân biệt và ứng dụng của các loại ngôn ngữ lập trình chuẩn theo tiêu chuẩn IEC.
- Nghiên cứu cụ thể các tập lệnh và ứng dụng chúng để giải quyết các dự án ở mức độ cơ bản.
- Nghiên cứu về chuyển đổi ADC, DAC. Sử dụng chúng để xử lý và chuẩn hóa tín hiệu đo lường analog trên một số ứng dụng cụ thể.
- Giao tiếp PLC với màn hình vận hành TD 200.
- Sử dụng PLC để điều khiển biến tần MM440 ở mức độ cơ bản.
2. PLC S7-200 nâng cao (60 tiết):
Mục tiêu của khóa học:
Trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng có thể làm chủ được hệ thống máy móc ở cấp độ nhỏ và trung bình. Đây là những kỹ năng cần có để học viên tự mình có thể tích hợp được mạng truyền thông, xây dựng được các dự án có mức độ điều khiển tương đối phức tạp.
Nội dung chính của khóa học:
- Làm việc với mảng dữ liệu, các lệnh toán học nâng cao và ứng dụng.
- Các loại chương trình xử lý ngắt, sử dụng chúng để: làm việc với bộ đếm tốc độ cao để đo tốc độ động cơ; phát xung tốc độ cao theo kiểu PTO và PWM cho bộ băm điện áp, động cơ bước, khởi động và dừng mềm cho hệ thống truyền động, điều khiển vị trí…
- Làm việc với màn hình TD200 ở mức độ nâng cao, thiết kế các trang hiển thị và cảnh báo trên TD200.
- Tập lệnh về truyền thông, ngắt truyền thông và sử dụng chúng cho các chuẩn giao thức PPI, MPI, Freeport, Modbus.
- Truyền thông giữa PLC và biến tần qua mạng DDS và ứng dụng.
- Ngắt thời gian và lập trình với thuật toán PID; ứng dụng trong điều khiển các quá trình kín như: mức, lưu lượng, áp suất, nhiệt độ…, đặc biệt là cân băng định lượng.
3. PLC S7 – 300 cơ bản (60 tiết):
Mục tiêu của khóa học:
Giúp học viên phân biệt về chức năng và ứng dụng các hệ PLC của SIEMENS (S7-200, S7-300, S7-400), các loại mô đun trong thư viện Step7 manager. Quản lý và sử dụng hiệu quả bộ nhớ, tự mình có thể thiết kế được các dự án ở mức độ cơ bản và nâng cao, tích hợp cấu hình các trạm S7-300, S7-400; kết nối phần cứng, giám sát online, xử lý lỗi phần cứng và phần mềm trên S7-300...
Nội dung chính của khóa học (60 tiết):
- Tổng quan chung về hệ SIMATIC S7 (S7-200/300/400), các công cụ về phần cứng và phần mềm cần thiết cho việc thiết lập một dự án.
- Nghiên cứu thư viện chuẩn và cách sử dụng chúng trong gói phần mềm Simatic manager.
- Cấu hình cục bộ cho các trạm S7-300/400, phân tích hệ thực để có thể cấu hình vào phần mềm Hardware configuration và một số ứng dụng tiêu biểu. Thiết lập địa chỉ vào/ra cho dự án vừa thiết lập.
- Các khối chức năng trong Step 7, cấu trúc và cách thực hiện chương trình, các ngôn ngữ lập trình theo tiêu chuẩn IEC.
- Làm việc với bộ nhớ của S7-300/400 và cách quản lý, truy cập bộ nhớ. Các kiểu quy ước khác nhau của các kiểu định dạng địa chỉ và mức độ truy cập chúng.
- Các tập lệnh cơ bản và phức tạp, ứng dụng để thiết lập một số dự án.
4. PLC S7-300 nâng cao và mạng truyền thông trong công nghiệp (60 tiết):
Mục tiêu của khóa học:
Dựa vào kiến thức đã được học ở khóa “PLC S7-300 cơ bản”, người học được tiếp cận với những kiến thức mới và hiện đại để có thể làm chủ được hệ thống CPU S7-300. Dựa vào những gì có được ở phần này, người học có thể thiết kế và tích hợp đủ mọi cấp độ và các kiểu cấu hình tùy ý dựa trên nền tảng hệ thống phần cứng và phần mềm chuẩn của SIEMENS. Cuối cùng người học có thể khái quát được mạng truyền thông trong các nhà máy xí nghiệp, và có thể tự phân tích và tích hợp mạng TT trên những ứng dụng thực tế. Đây là những nền tảng kiến thức rất có giá trị để một chuyên viên về tự động có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo và cũng là cơ sở để có thể tự mình nghiên cứu - ứng dụng đối với các hệ thống điều khiển khác ngoài SIEMENS.
Nội dung chính của khóa học:
- Làm việc với các dữ liệu sơ cấp, cơ bản và kiểu dữ liệu phức tạp; các biến tạm, các khối có khả năng cài đặt thông số; lập trình các function, phân biệt các hàm FC và FB; khai báo biến tĩnh và ứng dụng.
- Phân loại lỗi, đọc bộ đệm chẩn đoán - diagnostic buffer, giải thích được nó và dùng nó để xử lý lỗi, chuẩn đoán phần cứng; giám sát và sửa đổi biến, dùng nó để xử lý lỗi.
- Nguyên lý ngắt, làm việc với các ngắt Time-of-Day Interrupt, Cyclic Interrupt, Hardware Interrupt, Time-Delay Interrupt, Diagnostic Interrupt.
- Làm việc với mô đun chuyển đổi ADC, DAC, ứng dụng chúng để xử lý và chuẩn hóa tín hiệu đo lường analog trên một số ứng dụng cụ thể.
- Làm việc với các bộ đếm tốc độ cao, ứng dụng để đo tốc độ động cơ điện.
- Các khái niệm cơ bản về mạng truyền thông trong công nghiệp: mô hình phân cấp, các phương thức truyền dữ liệu, truy cập đường truyền, các chuẩn giao thức được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, cấu trúc mạng, các mạng DCS, OCS, PCS, SCADA, DDS, OCS, QCS…
- Ôn lại cách cấu hình, phân tích cấu hình, khai báo địa chỉ, biên dịch và download cấu hình cho từng trạm.
- Làm việc với các khối SFB, SFC; lập trình trao đổi dữ liệu trong mạng.
- Tích hợp mạng MPI và ứng dụng.
- Tích hợp mạng Profibus-DP và ứng dụng.
- Tích hợp mạng Ethernet và ứng dụng.
- Tích hợp mạng tổng hợp tất cả các cấu hình trên hệ thống đã có sẵn tại phòng đào tạo và ứng dụng chúng để chạy một dự án nhà máy cụ thể.
- Phân biệt các lỗi, chuẩn đoán và cách khắc phục sự cố.
5. Thiết kế dự án tự động hóa trên nền PCS-7 & WinCC (60 tiết):
Mục tiêu của khóa học:
Dựa vào kiến thức đã học ở khóa học “PLC S-300 nâng cao và mạng truyền thông trong công nghiệp”, người học được tiếp cận với các phương pháp thiết giao diện người máy (HMI) từ một hoặc nhiều máy tính để thực hiện dự án riêng của mình. Đến lúc này người học có đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn để có thể phân tích, đề ra những giải pháp tối ưu về kỹ thuật và tối thiểu về kinh tế để tích hợp một hệ thống mạng truyền thông để điều khiển, giám sát toàn bộ nhà máy.
Nội dung chính của khóa học:
- Cách cài đặt phần mềm, phân loại các mô đun phần mềm và các chức năng tương ứng của chúng.
- Cách tạo một dự án mới Single-user Project và Multi-user Project, Multi-client Project cấu hình cho WinCC.
- Thiết kế bức trang quá trình (graphic) tĩnh và động; tạo các cảnh báo (alarm) trong quá trình điều khiển và báo cáo định kỳ; tạo bảng nhật ký quá trình và lưu trữ; thiết kế các đồ thị để đo lường và giám sát các tham số từ quá trình; in báo cáo…
- Tạo lập các biến cục bộ, toàn cục và kết nối trực tiếp đến các bộ điều khiển, giám sát runtime.
- Làm việc với các OPC Channel, SIMATIC S7 Protocol Suite Channel, chuẩn đoán truyền thông…
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ:
Đăng ký học qua mail: [email protected]ặc điện thoại 0935512679 gặp thầy Trường
-
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 11:54 AM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu