Mọi người cùng thảo luận 2 tính năng Encoder FeedBack và Encoder Reference sử dụng trong biến tần nha.Sử dụng trong trường hợp nào,phương pháp chon encoder cho biến tần,cách cấu hình tham số trong biến tần cho 2 chức năng này
Thanks mọi người
Mọi người cùng thảo luận 2 tính năng Encoder FeedBack và Encoder Reference sử dụng trong biến tần nha.Sử dụng trong trường hợp nào,phương pháp chon encoder cho biến tần,cách cấu hình tham số trong biến tần cho 2 chức năng này
Thanks mọi người
Encoder reference và encoder feedback thường được ứng dụng trong hệ truyền động nhiều biến tần hay trong điều khiển vòng kín.Trong biến tần,ngoài 1 số chế độ điều khiển tốc độ như :
+Analog 4-20mA,0-10V;
+chế độ Speed Level dùng 3 hay 4 bit điều khiển 8 hay 16 cấp tốc độ được cài đặt trước.
+Chế độ Motorized Pot tăng giảm tốc theo sự kiện Press.
+Chế độ Jog chạy bò .
+Chế độ PID .
Thì chức năng Encoder Reference thường được dùng cho những dòng biến tần cấp cao mà ở đó , động cơ thứ 2 sẽ được điều khiển tốc độ thông qua tín hiệu tham chiếu từ encoder của động cơ thứ 1 đưa về.Tốc độ 2 động cơ lúc này sẽ được đồng bộ.Có thể cài đặt cho động cơ thứ 2 chạy 1 tốc độ bất kì dựa vào tín hiệu điều khiển là xung từ động cơ 1 đưa về.Việc điều khiển tốc độ bằng phương pháp này tương tự như việc scale analog trong PLC vậy.
Chức nằn encoder reference thường được sử dụng cho các loại máy dập như máy dập lon beer,nước,làm vỏ hộp kim loại.trong các ứng dụng trên,encoder reference thường là dùng như 1 cách để điều khiển vị trí.Gỉa sử,khi động cơ thứ 1 quay đến góc 75 độ,thì động cơ thứ 2 sẽ quay đông bộ với động cơ thư 1 và di chuyển được 1 góc 85 độ.Việc này,hoàn toàn có thể chỉ dùng biến tần có thể làm được.Với độ chình xác rất cao.
Tính năng này có trong 1 số dòng biến tần cấp cao như Unidrive Sp,Es .
Đối với encoder feedback,tín hiệu này sử dụng cho các chế độ điều khiển vòng kín,closed loop vecter hay closed servo.Điều khiển với encoder feedback cho độ tin cậy cao hơn về sai số tốc độ rất nhỏ.Tốt hơn rất nhiều so với chế độ Open Loop.Tốt hơn về độ ổn định.Tuy nhiến ,sử dụng chế độ này cho những ứng dụng cần độ chính xác tương đối,vì giá thành phải tốn kém thêm encoder,module đọc xung ( nếu cần thiết) .Và cũng cần có thêm kiến thức về cách cấu hình cho chế độ closed loop vectorGỉa thuyết đặc ra,nếu encoder Trong 1 số trường hơp encoder bị hư,thì có thể nào chạy được chế độ closed loop vector được hay không ? Điều này hoàn toàn được (nghe có vể vô lý nhỉ ?) .
Hôm sau tiếp túc,đi ngủ đã.
Viết tiếp đi anh đại,đang hay ,đọc một sướng
Chế độ RFC trong biến tần.
Mình tiếp tục về vấn đề này.
Hôm trước mình có nói đến vẫn đề,giả sử biến tần đang hoạt động ở chế độ closed loop vector , thì encoder bị hư , thì làm sao để điều khiển biến tần chạy đây ? Giair pháp đưa ra chính là cho biến tần hoạt động ở chế độ "điều khiển từ thông rotor " .Rotor Flux Control RFC
Nói sơ qua về chế độ này nha : trong chế độ RFC khác với chế độ closed loop server là bản chất của vòng kín, trong chế độ closed loop vector , encoder đưa xung trực tiếp về biến tần , biến tần sẽ tiếp tục tính toán để suy ra được tốc độ thực tế của động cơ (encoder) đang chạy.Tín hiệu xung encoder này sau khi quy đổi ra tốc độ sẽ tiếp tục đi qua 1 bộ PID bên trong biến tần.Chính vì thế,hoạt động ở chế độ Closed Loop Vector cần kinh nghiệm về việc hiệu chỉnh PID sao cho chất lượng điều khiển là tốt nhất(giảm thiểu sai số , đáp ứng nhanh,ổn điịnh) . Tuy nhiên,trong chế độ RFC không cần thiết dùng encoder , thế thì làm sao biến tần nhận biết được tốc độ thực tế mà motor đang chạy ? Trong trường hợp này , biến tần sẽ xử dụng 1 ước lượng tín hiệu đầu ra như dòng trên động cơ , điện áp động cơ, DC Bus , và 1 số thông số cơ bản của động cơ có được khi thực hiện AutoTuning như điện trở Stator,Cos phi , độ tự cảm..,nhờ những thông tin này , biến tần sẽ tự nội suy ra được tốc độ thực tế của động cơ.Qúa trình điều khiển sẽ được liên tục dù không có encoder .Tuy nhiên, chất lượng điều khiển sẽ không thể nào tốt hơn chế độ dùng encoder dù chỉnh PID tốt đến chừng nào.(sai số cao hơn dùng encoder).Như vậy,có thể xem RFC và Closed Loop Vector đếu là chế độ vòng kín,nhưng chế độ RFC là vòng kín "giả" ,nghĩa là thực sự,không có tín hiệu hồi tiếp trực tiếp , mà chỉ sử dụng "ước lượng" để hồi tiếp.
Khi sử dụng chế độ RFC cần lưu ý rằng , trước hết phải ngắt tín hiệu chọn sử dụng encoder,vì encoder bị hư thì biến tấn sẽ báo lỗi,ngắt tín hiệu encoder thực chất là để xóa lỗi . Khi cho chạy và hiệu chỉnh PÍ thì nên cho chạy tốc độ thấp trước để tránh những hậu quả (dohung mém tí nữa là bị)
Có gì sai chỉ bảo em với nha
Lần sửa cuối bởi dohung, ngày 08-01-2011 lúc 12:30 AM.
Bài tiếp theo mình sẽ nói đến encoder,các chế độ dùng encoder,phương pháp xử lí tín hiệu encoder trong biến tần , cách cấu hình tham số trong biến tần khi sử dụng encoder.
Thankks
Mọi người cho em hỏi, điều khiển biến tần bằng phương pháp vector IM là sao ?
Thanks!
Chào bạn.
Điều khiển biến tần bằng phương pháp vector IM chính là phương pháp điều khiển trường vector FOC.Trong phương pháp này,tốc độ tham chiếu sẽ được phân tách thành 2 thành phần theo 2 trục X,Y.Nghĩa là 1 đại lượng vô hướng sẽ được tách thành 2 đại lượng có hướng được gọi là ids và iqs.Đại lượng ids này được đưa qua bộ hiệu chỉnh PI , ngõ ra của bộ hiệu chỉnh PI này chính là uds và usq,uds quyết định tốc độ của động cơ , thành phần uqs được phản hồi ngược trở lại và qua 1 bộ chuyển đổi để làm tín hiệu hồi tiếp tốc độ cho ngõ vào.
Nói tóm lại,trong phương pháp này,1 đại lượng vô hướng được phân tích thành 2 đại lượng có hướng để làm nhiệm vụ xuất tốc độ và phản hồi tốc độ phục vụ cho khâu hiệu chỉnh PID.Em nói sai gì các bac hiệu chỉnh giúp nhé
Anh ơi anh nói tiếp về vấn đề sử dụng Encoder, các chế độ dùng encoder,phương pháp xử lí tín hiệu encoder trong biến tần , cách cấu hình tham số trong biến tần khi sử dụng encoder đi. Em nghe thấy hay quá mà chờ mãi không thấy anh viết tiếp.
Em cám ơn anh nhiều ạ!
AC_2.HUT:bz :bz :bz
Sử dụng encoder cho biến tần :
Encoder trong biến tần có thể được sử dụng với 1 số chức năng mà mình biết như sau.
Thứ 1: Encoder sử dụng trong chế độ điều khiển vòng kín (Closed Loop Vector) hay closed loop servo :
Trong chế độ vòng kín này,biến tần sử dụng tín hiệu encoder và bộ đọc xung tốc độ cao để đếm số xung và phản hồi tốc độ.Như thế,số xung đọc được và tốc độ phản hồi sẽ được lưu vào 4 ô nhớ,trong đó sẽ lưu thông tin về xung Z,số xung A,số vòng quay motor và tốc độ thực tế của động cơ.Ta có thể sử dụng xung Z này cài vào ngõ ra role để kích 1 cơ cấu chấp hành hay đưa tín hiệu báo cho PLC biết(tùy vào thiết kế hệ thống ban đầu).Số lượng xung thì có 2 giải pháp sử dụng,có thể dùng modbus/profibus để đọc giá trị này về PLC để xử lí,hoặc có thể scale ngay trên biến tần để xuất ngõ ra role tương ứng.Việc scale số xung này tương tự như scale tín hiệu analog cho PLC.Còn tốc độ thực tế của động cơ,để sai số tốc độ nhỏ,ta bắt buộc phải chỉnh PID cho thật tốt . Trong biến tần hoạt động với chế độ closed , sẽ có 2 bộ PID,1 bộ hiệu chỉnh tốc độ phản hồi,1 bộ hiệu chỉnh PID cho các tín hiệu analog khác.Với chế độ closed loop servo bắt buộc phải dùng encoder,còn với closed loop vertor,có thể không cần sử dụng encoder(chế độ RFC:ước lượng tốc độ ảo) nhưng chắc chắn chất lượng sai số tốc độ sẽ lớn hơn sử dụng encoder.
Thứ 2 : Encoder sử dụng như 1 tham chiếu tốc độ và các ứng dụng đồng tốc.:
Trong chế độ này,tín hiệu encoder sẽ dùng để điều khiển 1 biến tần khác.Việc hiệu chỉnh tốc độ có thể theo 1 tỉ lệ bất kì.Ví dụ,khi động cơ thứ 1 đang chạy 40Hz,ta có thể sử dụng encoder của động cơ thứ 1 đưa về 1 biến tần khác,và hiệu chỉnh hệ số scale để điều khiển tốc độ động cơ thứ 2 với 1 tốc đô bất kì.Thông thường,để có thể sử dụng được tính năng này,ta phải mua thêm card đọc xung cho biến tần.Đối với Schneider có thể sử dụng thêm card WV3A3411,với biến tần Control Techniques thì dùng card SM Encoder Plus hay SM Encoder Universal Plus.Có rất nhiều chế độ sử dụng cho encoder biến tần như AB,FD,FR,AB.SERVO,FD.SERVO và 1 số chế độ encoder đặc biệt như SinCos,SC.Hiper...Mỗi loại có 1 tính năng rất mạnh và hầu như chỉ được sử dụng trong những ứng dụng truyền động phức tạp.
Thứ 3 : Encoder sử dụng trong truyền thông:
Loại này mình chỉ được biết,còn chưa làm thực tế bao giờ nên cũng ko dám nói gì nhiều.
Việc cấu hình phần cứng cho encoder,tương tự ,encoder thường sẽ có khoảng 9 dây,bao gồm 2 dây xung A,A bù, 2 dây xung B,B bù,2 dây xung Z,Z bù,1 dây 0 VDC,1 dây nguồn 5V hay 24VDC,1 số loại có shield.Lưu ý,khi sử dụng encoder,có thể đấu 3 xung ABZ hay chỉ đấu AZ,và phải chọn cấu hỉnh xung tương ứng .Lưu ý 1 số biến tần có cho phép chọn dãy điện áp cấp nguồn cho encoder,có thể chọn cấp loại 5V hay 24V.Nên cẩn thận phần này
Đánh dấu