thế có mời em không anh dienkhung ơi :D, bàn về giáo dục thì phải nói đến những thằng đi dạy nghề như bọn em mới đau đầu . 14 điểm thi đại học, em chắc đỗ đại học rồi anh ạ . Đại học gì không biết ghê gớm thật , ha ha ha
Cung cấp Hidden Content ,Hidden Content ,vật tư tự động hóa cũ và mới
Liên hệ: Hidden Content
website: Hidden Content
__________________________________________________ ___________________
Phone: 0912888729 - 0985888729
Y.M: codientuhd
em quên ko để ý bác cần tìm 1 bộ đó, bác có chào hàng chưa ạ. chưa có để em xúc cho
Cung cấp Hidden Content ,Hidden Content ,vật tư tự động hóa cũ và mới
Liên hệ: Hidden Content
website: Hidden Content
__________________________________________________ ___________________
Phone: 0912888729 - 0985888729
Y.M: codientuhd
Trích lại lời của bác, ko ghi thêm cái gì mã cũng bị ví ah`...
Bác nhiều năm kinh nghiệm, đi làm dự án nhiều nhưng hình như cũng cái gì đó, ví như câu phát biểu của bác
Top này tự bác nhận hay có số liệu thống kê nhỉ, làm kỹ thuật mà ko có số liệu hả
Lần sửa cuối bởi vkhanh, ngày 08-07-2013 lúc 05:38 PM.
- OK, Nhưng mà ở TP HCM mới gặp đc à nhe. Ở tỉnh thành thì đợi đi du hí tạt qua. Mình thích pro rồi đó cũng là 1 tay chọc phá giống mình rồi.
- Bàn cãi cách làm việc VN <----> Nước ngoài, Trình độ, Nỗi buồn. Nói chung là giao tiếp, phong cách, văn hóa làm việc con người chắc tới sáng.
- Có lần mình làm việc với chuyên gia người Đức, Nhật, úi giời ơi bực mình lắm, sau những công trình và sau thời gian va chạm làm việc chung, họ thường thán phục ks VN ta đó. Nhìn chung mình phục họ là tinh thần trách nhiệm hết mình, làm hết việc chứ không hết giờ, kiến thức rất chắc và bài bản, ks điện tử, ks tự động, ks chế tạo máy, ks cơ khí, việc anh nào anh đó làm, họ hổ trợ qua lại cũng nhanh, không đùn đẩy, sẵn lòng hướng dẩn toàn bộ với khả năng hiện có kể cả ngoài tầm của họ.(vn ta hay đùn đẩy lắm, giữ nồi cơm, lo giữ ghế nữa)
- Mình vẫn nghiêng về VN vì 1 anh có thể tổng hợp tất cả anh kia với bề dầy kinh nghiệm chiến trường dể xử lí và giải quyết các trường hợp đột xuất xảy ra. Chắc do đặc thù bối cảnh khó khăn riêng của VN.
- Mình chả trách ai đặt vấn đề ngớ ngẩn cả, trình hiểu biết kém....tại thời điểm nêu câu hỏi. Mình rất hiểu họ, muốn hiểu thì các bạn có khi nào quay ngược thời gian chính minh 2 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm.....trình hiểu biết của bạn có có tương đương như họ không? Chắc 1 vài khía cạnh chắc còn "lúa" hơn nhiều à ?? Không biết không hiểu mới hỏi han. Mục đích các forum mở ra là để quăng bom cho người khác gở. Nhìn vào đó mà học lần sau gặp bom đó tự gở, gặp bom lạ chưa động tới lần nào, thì lại thảy vào forum hỏi cách gở nửa. Foum cũng là 1 giảng đường khá thú vị . He he.
- Keng keng tới giờ về, tạm gác lại
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”A.E
Bàn chuyện nước ngoài nước trong thì cả đời nói không hết, quan trọng là bạn ở trình độ nào, tiếp xúc với hạng người nào, trong môi trường nào; vẫn ủng hộ forum và việc có những câu hỏi "lúa" trong forum là chuyện bình thường, 1 ngày forum điện mà ko có nổi 1 câu hỏi "lúa" nhất về điện đăng lên thì đó mới là thảm họa
Trong 4rum cũng luôn có những người tâm huyết như các admin, mod, các bác quoc, anhlv, cuongvcs, kidsolo...
Và mình tin họ sẽ luôn giải quyết những thắc mắc dù là nhỏ nhất và "lúa" nhất về điện hay bất kỳ chuyện j, bởi cuộc sống còn nhiều điều đáng để nói
Kết..giờ cũng về luôn, hết giờ làm rồi, bác aubaoquoc chờ em với
Thấy các anh bàn tán sôi nổi quá em cũng xin tham gia để chia sẻ những suy nghĩ của mình trong suốt 4 năm học đại học.
Thực sự mà nói thì nền giáo dục hiện tại đã khác thời của các anh rất nhiều. Ngày xưa các kĩ sư khi ra trường thì đều phải hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực của mình. Chẳng hạn khi học về động cơ thì các anh cũng được học cả về cấu tạo chi tiết đến công nghệ, kĩ thuật chế tạo loại động cơ đó. Nhưng hiện nay do sức ép của xã hội, yêu cầu kĩ sư ra trường phải hiểu biết rộng rãi chứ không phải là chuyên sâu như ngày xưa dẫn đến việc rất nhiều môn học chỉ như cưỡi ngựa xem hoa và thời gian thực tập cũng không nhiều như các anh. Ví dụ với vấn đề động cơ em vừa nói, tụi em chỉ được học cách tính toán, lao đầu vào giải thật nhiều những bài toán để được điểm cao. Chưa thể nói được rằng hình thức giáo dục như vậy là đúng hay sai vì thế hệ tụi em vẫn đang là thế hệ "thí điểm" cho công cuộc cải cách giáo dục.
Nhưng có một điều mà em hoàn toàn chắc chắn đó là nền giáo dục hiện tại đang cản trở việc phát huy khả năng của mỗi sinh viên. Chợt nghĩ đến câu nói của Albert Einstein: "Thứ duy nhất cản trở việc học của tôi chính là nền giáo dục".
Không phải sinh viên chúng ta không có nhiệt huyết, đam mê học hỏi, không phải sinh viên chúng ta không chịu khó mà vì tất cả sinh viên đang bị giáo dục theo hình thức rập khuôn. Khi vượt ra khỏi cái khuôn khổ đó thì có khi cái giá phải trả là rất đắt.
Ngày xưa khi còn học cấp 3, em cứ nghĩ lên đại học sẽ được học những cái mà mình yêu thích đam mê. Nhưng rồi thì thực sự em không tìm được những điều ấy khi học ở trường. Các bạn em cũng vậy, thôi thì phải theo trường thôi phải cố gắng vượt qua môn này môn nọ để rồi ra trường cầm tấm bằng trên tay và không biết mình làm được cái gì bây giờ. Thử hỏi các bạn sinh viên sắp ra trường hiện nay, đa số đều không hình dung được ra trường mình sẽ làm cái gì, tương lai sẽ về đâu... xin thưa với anh rằng tụi em cũng là nạn nhân mà thôi, nếu có thương thì hãy giúp đỡ tụi em hết mình.
Năm nhất, em được học các môn toán cao cấp, các môn đại cương... tính toán dữ dội.
Năm hai tiếp tục với các môn cơ sở nhiều khi chả liên quan gì đến ngành mà em hướng theo.
Năm ba, bắt đầu phần ngành, em là thằng rất đam mê ngành tự động hóa, lập trình, robot... nhưng cuối cùng do không đủ điểm xét nên học kỹ thuật điện (xem như là cái duyên). Lẽ ra việc phân ngành phải dựa theo sở thích và nguyện vọng của mỗi sinh viên. Buồn chán, em vẫn quyết định theo học cái mà mình đam mê, em đăng kí học PLC ở bên ngoài, tự mày mò nghiên cứu rồi làm dự án... Đam mê là vậy, em lao vào nghiên cứu rồi thì sao nhãn chuyện học ở trường --> 2 năm kinh nghiệm đổi lấy bằng 1 năm học thêm ở trường, đó là cái giá em phải trả khi vượt rào.
Năm tư, không thể nghiên cứu được nữa, tập trung học ở trường, lúc này chính cái trường lại là thứ ngăn cản việc học tập nghiên cứu của em.
Vậy nên tụi em thực sự không có lựa chọn, cái gì cũng có cái giá của nó và bạn phải đánh đổi. Cũng khó có thể trách những người thầy, các thầy cũng có gia đình, cũng bị cuộc sống chi phối đưa đẩy, làm thầy đâu phải dễ. Sinh viên ra trường phải tự học hỏi thêm bởi vì hơn nhau ở chỗ chúng ta tư duy và giải quyết vấn đề như thế nào chứ không phải là chỉ làm dựa vào kinh nghiệm, làm được rồi tự cho mình là hay là giỏi.
Đưa một cái động cơ cho anh kĩ sư mới ra trường và một bác công nhân, chắc chắn rằng anh kĩ sư ấy không thể làm tốt bằng bác công nhân kia được và có khi còn không biết làm. Nhưng hãy mang một thiết bị hoàn toàn mới cho cả hai cùng xem, lúc này ta mới có thể đánh giá được ai hơn ai.
Thực ra trong công việc, trách nhiệm và vai trò của mỗi cá nhân đều được phân định rõ ràng. Nói như vậy không có nghĩa là "Đấu dây, làm tủ không phải là việc của kĩ sư". Kĩ sư, kĩ thuật viên hay công nhân... vai trò của ai cũng quan trọng. Một người không thể nào hoàn tất hết toàn bộ công việc mà phải cùng chung sức giúp đỡ nhau. Chính vì vậy người kĩ sư cũng phải nắm được những việc mà người công nhân hay kĩ thuật viên làm để giúp đỡ khi cần thiết. Đó gọi là teamwork, và đây mới là thứ mà kĩ sư Việt Nam thực sự vẫn còn thiếu sau khi ra trường chứ không phải việc đấu dây điện, đấu rờ le...
Cũng từ những quan niệm trên, em luôn muốn chia sẻ tài liệu cho tất cả mọi người bởi vì đối với em hơn nhau không phải ở chỗ mình biết hay không biết mà hơn nhau ở chỗ ta giải quyết vấn đề như thế nào.
Vài dòng chia sẻ để các anh hiểu hơn và thông cảm cho thế hệ sinh viên tụi em.
P/S: Bữa nào rủ anh Quốc đi cà phê, lâu quá không gặp. Gặp anh có thêm nhiều ý tưởng mới hehe.
Đánh dấu