-
Thành viên cấp 1
Anh tran_hieu0983 ơi cho em hỏi một chút ạ!. Em đang làm đồ án về lọc dầu và yêu cầu là thu được 6 loại sản phẩm được lấy ở 6 cửa ra của tháp chưng cất. Ta phải giữ ổn định nhiệt độ của sản phẩm ra ở các cửa này theo kiểu PID. Đầu vào là nhiệt độ, đầu ra cần điều khiển là van tiết lưu dẫn chất làm mát. Vậy anh cho em hỏi là nếu em sử dụng PLC S7-300 modul CPU 314C-2DP để điều khiển hệ thống trên thì em phải dùng 6 bộ PID và sử dụng khối FB58 để lập trình như thế thì con PLC có đáp ứng được yêu cầu không anh? Tốc độ sử lý của nó có đảm bảo không và phần cứng của nó có phải thêm modul phụ trợ nào khác không ạ ? Em xin cảm ơn anh rất nhiều.!
-
-
Little PLC
Mình có thể trả lời dùm bạn tran_hieu được không.
Chào bạn Dung_gt
Thứ nhất hình xin nói về cấu hình phần cứng:
1. Ngõ vào để sử dụng PID phải là analog. Nếu để điều khiển nhiệt độ thì phải có thiết bị đọc nhiệt độ trả về analog.
2. Ngõ ra có thể là on/off để điều khiển đốt nóng, nhưng tốt nhất là analog hoặc thiết bị xung cũng ok.
Còn nếu muốn đáp ứng tốt nhất thì sử dụng module PID chuyên dụng thì ok nhất. ( rất mắc @.@ )
Thứ 2 là về phần mềm và thuật toán điều khiển.
Phần mềm thì có tích hợp sẵn trên STep 7 manager ( TIA Portal rồi), thuật toán là phần do bạn xây dựng.
Thời gian đáp ứng cho mỗi lần lấy mẫu có thể lên tới 10ms, tuy nhiên bạn lên làm với chu kỳ 20ms lấy mẫu thì tốt nhất. ( không nên ép CPU chạy hết công suất).
Còn nếu muốn <10ms thì bạn nên sử dụng module PID rời. Còn 6 bộ PID thì vẫn ok.
-
-
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
hiennguyen
mấy pro cho mình hỏi là trong khối FB 41 có 2 thông số mình chưa hiểu rõ là PV_IN(process value in) và PV_PER(process value pheriphery in),mấy anh có thể giải thích dùm em sự khác biệt 2 thông số này không,có đọc
rồi mà ko hiểu lắm,mình tưởng là phải khai báo vào PV_IN(actual value) mới đúng mà thấy trong tài liệu tham khảo của siemens thì nó khai báo vào PV_PER,vậy khi làm mình thường khai báo giá trị ngõ vào analog vào thông số nào??, và tương tự ngõ ra cũng có LMN (manipulated value) và LMN_PER(manipulated value pheriphery).
khối FB41, có 2 đầu lấy tín hiệu hồi tiếp là PV_IN và PV_PER
Về cơ bản 2 đầu này giống nhau và tín hiệu phản hồi đưa về 2 đầu này là như nhau, nhưng sau khi nhận được tín hiệu thì FB41 sẽ xử lý khác nhau....
Nếu dùng PV_IN thì giá trị truyền đến PV_IN sẽ so sánh trực tiếp vs SP_INT
Nếu dùng PV_PER thì giá trị truyền đến PV_PER sẽ bị chuyển sang dạng % rồi mới đem so sánh với SP_INT, do vậy khi dùng PV_PER thì tín hiệu muốn cho vào SP_INT ta cũng phải chuyển sang dạng % trước đã, rồi mới cho vào đầu SP_INT
-
-
Little PLC
Gửi bởi
ditimthanhcong
anh Hiếu cho em hỏi với :
Hiện tại em làm FB41 đã chạy thành công, nhưng với Fb42 thì nó cứ ko chạy, ko hiểu tại sao nữa
MỖi bộ là khác nhau nhé bạn. Step 7 hỗ trợ 5 bộ trong thư viện FB41,42,43,58,59 và khi xài được một bộ không có nghĩa là xài hết được. Bài học kinh nghiệm khi mình làm việc với các bộ đó là phải hiểu bản chất của cái thứ mà mình điều khiển? Đó là nhiệt, xung, liên tục,....? Cần đọc kỹ phần và coi lại ý nghĩa.
Tuy nhiên bạn làm trên thiết bị thật hay mô phỏng trên mô phỏng thì mình không nói được nữa vì mô phỏng thì có thể chạy nhưng khi đưa vào hệ thống thì phải có cơ cấu, hay thiết bị và hiểu cách điều khiển. Bạn làm được FB41 là bước được 1 chân vào rồi. FB41 có khá nhiều thông số và mấy bạn mô phỏng cũng chỉ biết khoảng vài 3 thông số. Còn muốn hiểu thật thì lôi lý thuyết về PID. Mỗi phần như thế nào? Thông số ảnh hưởng ra sao? Bấm F1 đọc thử + lý thuyết PID trên mạng vọc lại.
Chúc thành công
Lần sửa cuối bởi tran_hieu0983, ngày 03-06-2012 lúc 12:34 AM.
-
-
Thành viên Mới
Gửi bởi
tran_hieu0983
MỖi bộ là khác nhau nhé bạn. Step 7 hỗ trợ 5 bộ trong thư viện FB41,42,43,58,59 và khi xài được một bộ không có nghĩa là xài hết được. Bài học kinh nghiệm khi mình làm việc với các bộ đó là phải hiểu bản chất của cái thứ mà mình điều khiển? Đó là nhiệt, xung, liên tục,....? Cần đọc kỹ phần
và coi lại ý nghĩa.
Tuy nhiên bạn làm trên thiết bị thật hay mô phỏng trên mô phỏng thì mình không nói được nữa vì mô phỏng thì có thể chạy nhưng khi đưa vào hệ thống thì phải có cơ cấu, hay thiết bị và hiểu cách điều khiển. Bạn làm được FB41 là bước được 1 chân vào rồi. FB41 có khá nhiều thông số và mấy bạn mô phỏng cũng chỉ biết khoảng vài 3 thông số. Còn muốn hiểu thật thì lôi lý thuyết về PID. Mỗi phần như thế nào? Thông số ảnh hưởng ra sao? Bấm F1 đọc thử + lý thuyết PID trên mạng vọc lại.
Chúc thành công
em làm mô hình bộ PID của s7-300.. hiện tại khối FB41 đã làm được, và đo được đúng vs mô phỏng
CÒn FB42 em còn ko thể làm nó xuất dc tín hiệu ra ...
Anh cho em hỏi PLC có hạn chế số bộ PID chạy đồng thời ko ạ :D,
-
-
Little PLC
Gửi bởi
ditimthanhcong
em làm mô hình bộ PID của s7-300.. hiện tại khối FB41 đã làm được, và đo được đúng vs mô phỏng
CÒn FB42 em còn ko thể làm nó xuất dc tín hiệu ra
...
Anh cho em hỏi PLC có hạn chế số bộ PID chạy đồng thời ko ạ :D,
Đọc lại phần xem coi nó kết nối tầng hay không. Ngõ vào của nó là gì? Điều khiển ra sao. Hạn chế hay không thì cần phải check lại.
FB42 CONT_S được sử dụng trên cơ sở Simantic s7 300/400 để điều khiển các đối tượng kĩ thuật với đầu ra của bộ điều khiển là tín hiệu số. Tín hiệu ra số hoàn tòan thích hợp với các cơ cấu chấp hành kiểu tích phân. Trong khi thiết lập tham số, người thiết kế có thể tích cực hoặc không tích cực bộ đk PI bước cho phù hợp với yêu cầu của bài toán đk đặt ra. Có thể sử dụng module mềm FB42 CONT_S như một bộ đk theo luật PI với tín hiệu chủ đạo đặt trước hoặc có thể sử dụng nó trong mạch vòng đk phụ trong hệ thống thiết kế dựa trên nguyên tắc đk cascade. Chức năng của bộ đk phụ trong hệ thống thiết kế dựa trên nguyên tắc đk cascade. Chức năng của bộ đk này hoàn tòan tuân theo thuật đk PI với tín hiệu quá trình là tín hiệu tương tự và tín hiệu ra của bộ đk là tín hiệu số.
-
-
Thành viên Mới
các bác cho em hỏi . em bây giờ bắt đầu tìm hiểu về PID . bây giờ em phải bắt đầu từ đâu . xin các bác chỉ giúp . thanks
-
-
Thành viên Mới
cho mình hỏi,đầu ra của PLc là dạng xung(Ví dụ sử dụng khối FB43+FB41),đầu vào của đối tượng điều khiển là dạng điện áp.Thì kết nối PLC vs đối tựong thế nào nhỉ.Có phải đấu trực tiếp đầu ra FB43 với đầu vào đối tượng
-
-
Little PLC
Tài liệu, Project và Slide về PID của S7-300 ổn định bồn nước ngày 24/03/2012
Dear mọi người.
Tuy số lượng tham dự khoảng 20 người nhưng nói chung chưa được như ý nhưng cũng giải quyết và giải đáp một số anh em. Còn chỗ nào sai sót mong mọi người bỏ qua.
Về video thì có lẽ vài ngày nữa khi liên hệ với bên quy film thì có lẽ sẽ upload sau cho mọi người. Còn hiện nay sẽ tạm thời gửi slide PPT giới thiệu về PID do mình soạn trước. Vì nói sẽ post cho các bạn 2 project một về PID dùng với hệ thống của mình, còn một là sử dụng để mô phỏng. Còn trước khi hỏi thêm gì thì làm ơn đọc bài rồi hỏi nhé.
http://www.mediafire.com/?cmn3r4d847qg3
Project sẽ gửi sau.
Còn tài liệu liên quan thì trước đây đã post rồi: http://plcvietnam.com.vn/showthread.php?t=734
P/S: Làm hội thảo xong phóng về quê cắt điện thoại, cắt máy tính ^^ nên giờ gửi. Rảnh chiều chỉnh gửi tiếp giờ làm việc.
-
Bài viết của "tran_hieu0983" đã được cám ơn bởi các thành viên:
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 12:59 AM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu