Nguyên lý đo tán xạ ánh sáng của Tanaka Electrict Lab.
Nguyên lý đo tán xạ ánh sáng của Tanaka Electric Laboratory đảm bảo đưa ra được kết quả đo đáng tin cậy trong các điều kiện khắc nghiệt như khói bụi tích điện cao, khói có độ ẩm lớn và khói có vận tốc thường xuyên thay đổi. Diện tích khu vực đo bụi của thiết bị rộng theo cả ba chiều, bao gồm cả vùng diện tích rộng bên trong của ống khói và hệ thống đo quang học có độ nhạy rất cao. Nguyên lý đo tán xạ ánh sáng sử dụng bộ cảm biến quang học đảm bảo khả năng chống nhiễu rất tốt. Thiết kế độc đáo của hệthống này thể hiện ở chỗ là tích hợp hệ thống khí chèn giúp các đầu cảm biến luôn được làm sạch và do đó hầu như không cần bảo trì trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc lắp đặt toàn bộ thiết bị cũng rất đơn giản. Thiết bị DDM-fC của Tanaka có ưu điểm hơn hẳn các thiết bị đo nồng độ bụi khác sử dụng các nguyên lý đo tán xạ ánh sáng của nguyên lý đo truyền thống là dùng điện cực (electrode method) hoặc phương pháp đo quang thấu (optical penetration method), cụ thể:

Hình 4- Hình ảnh mô tả nguyên lý đo theo phương pháp quang thấu
* Phương pháp đo bằng điện cực (Electrode method)
Về mặt lý thuyết phương pháp đo bằng điện cực (electrode method) tương đối chính xác, tuy nhiên phương pháp này lại có những nhược điểm như:
- Các tín hiệu đầu ra thường bị nhiễu do độ ẩm và do đó kết quả đo nồng độ bụi là không đáng tin cậy.
- Không phù hợp khi lắp đặt ở đầu ra của các bộ lọc bụi tĩnh điện ESP/ EP.
- Không thể calib dải và điểm 0.
* Phương pháp đo quang thấu (Optical penetration method)
Phương pháp đo quang thấu (optical penetration method): cho luồng ánh sáng đi xuyên qua khói từ 1 phía của ống khói và nồng độ bụi sẽ tương ứng với cường độ hấp thụ lại ánh sáng đó ở đầu kia). Việc đầu tư cho thiết bị theo phương pháp này tương đối thấp, tuy nhiên lại gặp những nhược điểm như:
- Thường phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của từng loại khói bụi.
- Diện tích vùng đo theo phương pháp này thường rất nhỏ hẹp và do đó thông số đo thường không chính xác.
- Việc lắp đặt thiết bị rất khó khăn và công việc bảo trì phức tạp, tốn kém.
Bảng so sánh các phương pháp đo
So sánh giữa Phương pháp tán xạ sánh sáng và Phương pháp điện cực


So sánh giữa Phương pháp tán xạ sánh sáng và Phương pháp đo quang thấu

Kiểm soát liên tục tin cậy
Đồ thị trên mô tả thông số đo của DDM-fC tại đường ống xả của hệ thống lọc bụi túi của máy nghiền xi măng, việc kiểm soát bụi liên tục và phát hiện nồng độ bụi vượt quá mức cho phép có thể dễ dành nhận thấy trên đồ thị bên trái. Từ đó phát hiện ra sự cố bộ lọc bụi túi bị tắc và cánh gió bị hỏng. Đồ thị bênphải hiển thị thông số đo khi sự cố đã được xử lý.
Trên thực tế, hệ thống DDM-fC cũng đã cho thấy rõ hiệu quả và độ nhạy của phương pháp đo
Hình dưới đây là biểu đồ trend thu được tại nhà máy nhiệt điện chạy than với đường kính ống khói thải tại đầu ra của ESP là 10m.