Đăng Ký
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    254
    Thanks
    21
    30 lượt trong 30 bài viết

    Wink Tạo bộ điều khiển PID mô phỏng bằng PlcSim

    Do không có thiết bị thực tế. Nhưng mình rất muốn lập trình để tạo ra 1 bộ PID( tự động) để mô phỏng tất nhiên dùng PLCSIM và tìm hiểu. Vẫn đề mình đang gặp là đối tượng điều khiển chưa nghĩ ra nên thế nào để thành 1 chu trình kín PID. Mong mọi người cho mình ý tưởng về vấn đề này.

  2. Bài viết của "anhnamhm" đã được cám ơn bởi các thành viên:


  3. #2
    Thành viên cấp 1
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    21
    Thanks
    1
    0 lượt trong 0 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi anhnamhm Xem bài viết
    Do không có thiết bị thực tế. Nhưng mình rất muốn lập trình để tạo ra 1 bộ PID( tự động) để mô phỏng tất nhiên dùng PLCSIM và tìm hiểu. Vẫn đề mình đang gặp là đối tượng điều khiển chưa nghĩ ra nên thế nào để thành 1 chu trình kín PID. Mong mọi người cho mình ý tưởng về vấn đề này.
    Mình cũng có cùng thắc mắc ! Mình cũng đang làm về điều khiển nhiệt độ nồi nấu !
    Tín hiệu của cảm biến nếu thay đổi bằng tay ( qua PIW ở PLCsim ) mình thấy nó không đúng với thực tế lắm !

  4. #3
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    254
    Thanks
    21
    30 lượt trong 30 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi minh.plc Xem bài viết
    Mình cũng có cùng thắc mắc ! Mình cũng đang làm về điều khiển nhiệt độ nồi nấu !
    Tín hiệu của cảm biến nếu thay đổi bằng tay ( qua PIW ở PLCsim ) mình thấy nó không đúng với thực tế lắm !
    Đương nhiên. Đây không phải là thắc mắc. Mà là phương pháp cần tạo ra. Nó phải tự động.

  5. #4
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    136
    Thanks
    28
    27 lượt trong 23 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi anhnamhm Xem bài viết
    Đương nhiên. Đây không phải là thắc mắc. Mà là phương pháp cần tạo ra. Nó phải tự động.
    bạn dùng ngõ ra dk analog của PID nhân với một kệ số k(có thể công tru nhan chia thêm vô) để tạo tín hiệu mô phỏng đầu vào là được rồi

  6. #5
    Little PLC

    Ngày tham gia
    Mar 2011
    Đang ở
    Mọi câu hỏi hãy đưa lên diễn dàn. Tôi không dùng hộp thư riêng.
    Bài viết
    3,151
    Thanks
    257
    1,084 lượt trong 567 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi hoanglonghui Xem bài viết
    bạn dùng ngõ ra dk analog của PID nhân với một kệ số k(có thể công tru nhan chia thêm vô) để tạo tín hiệu mô phỏng đầu vào là được rồi
    cùng ideal với bạn, có thể viết ra một khối hàm tuyến tính cho ngõ vào của khối PID, rồi thêm phần nhiễu vào (trừ hoặc cộng tuỳ đối tượng)

    Kết wa sẽ được là các bạn là vừa học thêm về cách viết PLC, đồng thời sẽ hiểu thêm về giải thuật. Tuy nhiên có một vấn đề, nếu đã viết được tức là hiểu PID :3 ....
    Hidden Content

    Trần Văn Hiếu
    Email: Hidden Content
    Sđt: (+84)987 - 338 - 334

  7. #6
    Thành viên cấp 3
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    254
    Thanks
    21
    30 lượt trong 30 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi hoanglonghui Xem bài viết
    bạn dùng ngõ ra dk analog của PID nhân với một kệ số k(có thể công tru nhan chia thêm vô) để tạo tín hiệu mô phỏng đầu vào là được rồi
    Đã nghĩ tới cái này. Nhưng đấy bạn đang tạo ra 1 bộ điều khiển chẳng có thay đổi gì. Và sự thay đổi của PID chẳng có ích gì trong việc này. Mình đã nghĩ ra cách rồi. Thank ban nhé

  8. #7
    Thành viên Mới
    Ngày tham gia
    Oct 2014
    Bài viết
    1
    Thanks
    0
    0 lượt trong 0 bài viết
    Em xin phép hỏi các anh một chút về cách mô phỏng tín hiệu tương tự trong PLCsim ạ. Tín hiệu vào có địa chỉ là PIW,tín hiệu ra là PQW. Anh nào biết có thể chỉ giúp em chi tiết từng bước mô phỏng tín hiệu này trên PLCsim được không ạ? Em xin cảm ơn!

  9. #8
    Thành viên cấp 4
    Ngày tham gia
    Aug 2011
    Đang ở
    "Lang Thang" in Sài Gòn
    Bài viết
    332
    Thanks
    22
    95 lượt trong 75 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi doanvannam Xem bài viết
    Em xin phép hỏi các anh một chút về cách mô phỏng tín hiệu tương tự trong PLCsim ạ. Tín hiệu vào có địa chỉ là PIW,tín hiệu ra là PQW. Anh nào biết có thể chỉ giúp em chi tiết từng bước mô phỏng tín hiệu này trên PLCsim được không ạ? Em xin cảm ơn!
    Bạn đã làm trên PLCSIM thì cớ gì ko thay PIW và PQW bằng các memory. Còn mô phỏng thì bạn đọc manual của hàm PID mà bạn muốn dùng + với tìm hiểu PID hoạt động ra sao rồi mô phỏng thôi.
    Cơ bản là:
    + setpoint > feedback --> tăng tốc. Nếu chênh lệch càng lớn thì Output càng nhiều
    + Setpoint < feeback ---> giảm tốc. tương tự
    + Setpoint = feedback --> giữ nguyên
    gcdpham,
    Siemens Solution
    PLC, HMI, SCADA, Upgrade S5toS7, SimaticNet, OPC,...
    Control Engineer.
    Email: Hidden Content

  10. #9
    Thành viên cấp 4
    Ngày tham gia
    Dec 2011
    Đang ở
    Ho Chi Minh City
    Bài viết
    422
    Thanks
    60
    217 lượt trong 104 bài viết
    Các bác hiểu sai ý em này rồi, hoặc là đúng ý nhưng cách làm chưa đúng.

    Chính xác vấn đề ở đây là: "Xây dựng mô hình cho đối tượng điều khiển". Nghĩa là tương ứng với một tác động ở đầu vào sẽ có tín hiệu ở ngõ ra tương ứng.
    Để xây dựng mô hình cho đối tượng điều khiển, thông thường ta có 2 cách sau đây:
    + Xây dựng mô hình toán dựa vào các đặc tính và bản chất của đối tượng. Ví dụ bạn xây dựng mô hình của cái xi lanh khí nén dựa trên các kiến thức bạn học trong môn thủy lực khí nén.
    + Xây dựng mô hình dựa trên đáp ứng thực tế của đối tượng. Nghĩa là bạn khảo sát đáp ứng thực tế của nó bằng cách cho đầu vào và ghi lại đầu ra tương ứng để có được đồ thị đáp ứng.

    Với hệ nhiệt, mình dùng cách thứ 2, mình không muốn ngồi tính lại mấy cái lằng nhằng trong môn nhiệt học =.= Chúng ta đều biết đáp ứng nhiệt là không tuyến tính và còn có quán tính nhiệt nữa. Tuy nhiên khi xây dựng mô hình đối tượng điều khiển, ban đầu ta bỏ qua một số yếu tố xem như nó gần lý tưởng cho dễ xây dựng. Khi đã có mô hình gần lý tưởng, các bạn thêm vào các yếu tố không lý tưởng khác để nó gần với thực tế hơn. Ở đây tạm thời ta bỏ qua quán tính nhiệt thì đồ thị nó sẽ có dạng là một đường cong duy nhất.

    Như vậy trong Step 7 ta lập một hàm y = f(x) theo đúng đường cong đó bằng cách lập bảng giá trị và tuyến tính từng đoạn. Nghĩa là với mỗi giá trị bạn có được ở x (Tín hiệu điều khiển từ bộ PID), bạn thu được ngõ ra ở y (Feedback từ sensor). Vậy là đã có mô hình đối tượng rồi, kết hợp với khối PID để mô phỏng thôi.

  11. The Following 3 Users Say Thank You to chauvinhloi For This Useful Post:


Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top