Chào tất cả anh em và Admin!
hiện nay mình đang tìm hiểu và làm viết chương trình cho trạm trộn bê tông sử dụng: S7-200, OP7 sử dụng WinCC rất mong anh am cungd trao đổi và thảo luận nhé!
MOng nhận được sự giúp đỡ của các Pro!
Xin chân thành cám ơn!
Chào tất cả anh em và Admin!
hiện nay mình đang tìm hiểu và làm viết chương trình cho trạm trộn bê tông sử dụng: S7-200, OP7 sử dụng WinCC rất mong anh am cungd trao đổi và thảo luận nhé!
MOng nhận được sự giúp đỡ của các Pro!
Xin chân thành cám ơn!
hi anh Thanh.
Như vậy anh có thể nói trề trạm trộn bê tông cho mọi người có thể hiểu được một số quy trình công nghệ như thế nào không? Vì thực tế thì khi hiểu được quy trình công nghệ hay quá trình hoạt động của hệ thống làm sao thì mọi người mới có thể thảo luận được chứ đúng không anh?!
Cám ơn anh Hiếu!
Quy trình trạm trộn bê tông thương phẩm
1. nguyên vật liệu để sản xuất sản xuất:
- Thành phần vật liệu đầu vào: cát, đá, ximăng, nước, phụ gia
- Cấp phối của mỗi mẽ trộn: được quy định sẳn theo yêu cầu.
2. Quy trình công nghệ:
- Nhập thành phần vật liệu cho mỗi mẽ trộn (cát, đá, xi măng, nước) và số mẽ trộn liên tục vào máy tính.
- Tiến hành cân định lượng cốt liệu đầu vào.
+ Cát, đá được cân lần lượt và dùng chung một thùng cân ( bao gồm 4 cửa xã cốt liệu)
+ Một thùng cân nước
+ Một thùng cân xi măng
- Cốt liệu đầu vào sau khi được định lượng theo cài đặt được chuyển đến cối trộn (cát và đá được chuyển bằng tời, nước và xi măng được xã bằng của xã đáy vào thẳng cối trộn)
- Tiến hành trộn theo thời gian và số mẽ cài đặt, mỗi mẽ trộn được xã vào xe vận chuyển.
- Quản lý số liệu:
+ Cung cấp phiếu xuất hàng (thời gian, số liệu thành phần cốt liệu, số mẽ trộn, khách hàng.....)
3. Thiết bị sử dụng:
- CPU Siemens 226 + Mudule 221 + Module 231
- Màn hình Siemens OP7
- Sử dụng WinCC
Rất mong nhận được sự trao đổi kinh nghiệm của toàn thể thành viên của diến đàn, mong rằng kiến thức củng như kinh nghiệp của mọi người ngày càng được nâng cao và hoàn thành tốt công việc của mình!
Chúc mọi người sức khoẻ!!!!
Chào anh Thanh, anh Hưng, chào Thầy Hiếu,
Mình gửi các bạn đồ án tốt nghiệp mình làm, các bạn tham khảo nhé. Các bạn có thể tham khảo về phần công nghệ ở trong file attach.
http://www.mediafire.com/?j2a7f8lqhbri37k
Về CPU thì tùy ứng dụng và chủ đầu tư, ở đây khi khảo sát mình thấy người ta sử dụng cpu300, có lẽ để cho khả năng openabe sau này và hỗ trợ thêm truyền thông (mình đoán vậy thôi, bởi DINCO là 1 cty lớn, có thể họ sẽ sử dụng mạng để giám sát việc sản xuất... nên sử dụng s7-300), anh Thanh sử dụng 200 thì về kinh tế, bởi trạm trộn thì small-scale project, ok mong các anh tiếp tục trao đổi thêm về vấn đề này nhé.
Kính chúc vui vẻ.
S7-200 hay S7-300 là do NCC tư vấn cho khách hàng (chủ đầu tư)
- Mình thấy như IMI làm trạm trộn lâu rồi nhưng vẫn dùng S7-200 + OP (không để ý là OP nào) + PC (có chương trình viết bằng VB để log dữ liệu)
- Còn nhiều NCC thì làm sẵn tủ điều khiển, đa số dùng S7-300 và đi mua Program (copy vào MMC) + Chương trình giao diện Scada (có những công ty viết sẵn (viết bằng VB) và chuẩn hóa) về đổ vào là dùng. Nhập thẳng khối lượng các thành phần cần cân vào chương trình giao diện Scada luôn, không cần màn hình OP
@mai.minh.thanh: Tùy theo mỗi loại bê tông khác nhau người ta sẽ có cấp phối riêng, người vận hành trạm trộn chỉ cần nhập khối lượng các thành phần cho 1 m3 bê tông, không cần nhập số mẻ cần cân. Khi cần trộn bao nhiêu m3 bê tông thì chương trình sẽ tự động tính toán, ví dụ trộn cho một xe 6m3 bê tông, khả năng trộn của trạm một mẻ là 2m3 bê tông thì chương trình sẽ tự động chia ra làm 3 mẻ.
Ngoài ra còn phải chú ý tới độ ẩm của các thành phần cần cân (cái này nhập vào là chương trình tự tính luôn), chủ yếu là cát và đá
Mong anh em thảo luận tiếp
ka1.jpg
các anh cho em hỏi.em làm 1 dự án trên wincc.sau khi save lại rồi mở ra nó lại như thế này vậy ?
ai trả lời hỗ em được ko
VNMEC automation
Hợp tác, chia sẻ cùng phát triển
------------------------------------
Thank and best regards
Đánh dấu