-
Little PLC
Giải pháp về Mã số - Mã vạch
Một trong những ứng dụng khá rộng rãi trong: trạm thu phí cầu đường, tàu xe, sử dụng trong hệ thống quét thẻ siêu thị, nhân viên....
Trước đây bị cancel mấy công trình chỉ vì việc này :mad: tìm kiếm mãi thì cũng có thông tin nay chia sẻ cùng mọi người về cách thức sử lý, cách đọc mã vạch để từ đó có thể đưa vào máy tính, xử lý để điều khiển một ứng dụng cụ thể trong trường hợp của người dùng... Hy vọng từ đó các bạn có thể ứng dụng tốt hơn mình :o
Hiện nay tất cả các loại hàng hóa từ những vật nhỏ nhất như lọ nước hoa, bánh xà phòng, quần áo, ti vi, tủ lạnh đến cả máy móc thiết bị, công-ten-nơ chở hàng, sản xuất ở tất cả các nước (trừ một số rất ít nước đang phát triển) đều có ghi mã số và mã vạch. Năm 1993, một số đoàn đại biểu của Viện tiêu chuẩn và phân loại mã hóa thông tin (Trung tâm mã số vật phẩm) Trung Quốc sang Việt Nam và đặt vấn đề giúp đỡ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.
Viện tiêu chuẩn Việt Nam trong thời gian qua đã liên lạc với các cơ quan về mã số - mã vạch của các quốc gia: New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản ... và một số tổ chức quốc tế (Tổ chức người tiêu dùng - IOCU) và đặc biệt là tổ chức EAN - INTERNATIONAL, đề nghị giúp đỡ để sớm thành lập tổ chức EAN - Việt Nam.
I. VÀI NÉT LỊCH SỬ
Việc nghiên cứu phát minh ra mã vạch bắt đầu từ nước Mỹ vào năm 1949. Người đầu tiên phát minh ra mã vạch là ông N. Jwod Landa. Năm 1960, Sylvania đã phát minh ký hiệu mã vạch toa xe lửa trong thời đại phát triển của tự động hóa, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật thông tin. Tuy nhiên mãi đến năm 1970, Ủy ban thực phẩm Mỹ là cơ quan đầu tiên ứng dụng vào bán hàng hóa thực phẩm đã đưa máy quét và máy thu tiền kết hợp, do đó giảm bớt được nhân viên, quyết toán nhanh và tránh được thiếu sót, tăng thêm lợi ích cho xã hội và đã thu được thành công lớn.
Năm 1973, Hiệp hội công nghiệp tạp hóa thực phẩm Mỹ thống nhật thành lập hiệp hội UCC (Uniform Code Council) bao gồm hệ thống các nhà quản lý mã số - mã vạch của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý thông tin. Đây là một tổ chức phi doanh lợi có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát mã số, cung cấp thông tin và điều lệ của UCC, phổ biến áp dụng mã UPC (Universal Product Code) chủ yếu ở Mỹ và Canada.
Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp của 12 nước châu Âu đã thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống mã số vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất cho châu Âu, tương tự như UPC của Mỹ. Kết quả là một hệ thống mã số của châu Âu được thiết lập trên cơ sở UPC và gọi là EAN (European Article Numbering).
Tháng 2.1977, Hội EAN chính thức được thành lập, mang tính chất một hội quốc tế phi doanh lợi theo luật của Bỉ và do Bỉ làm tổng thư ký. Mục đích chính của hội là: phát triển tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.
Mục đích của hội EAN nhanh chóng được các tổ chức thành viên ủng hộ và ngày càng mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu tới các châu lục khác. Do đó đến năm 1992 tên của tổ chức được đổi thành "EAN - quốc tế" (EAN - INTERNATIONAL). Hiện nay EAN - Quốc tế có 56 thành viên đại diện cho các tổ chức EAN - Quốc gia của 63 nước. Các tổ chức này hỗ trợ và thông tin đầy đủ về mã số - mã vạch của EAN cho các công ty, xí nghiệp là thành viên trong nước mình.
II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
EAN - Quốc tế hoạt động theo điều lệ được thiết lập trong khuôn khổ điều luật của Bỉ. Quy chế hoặc điều lệ hoạt động của EAN - Quốc gia phải thể hiện là một tổ chức phi doanh lợi, đại diện cho các nhà sản xuất và thương mại, có chuyên gia quản lý, phát triển tiêu chuẩn của EAN - Quốc tế và nguồn tài chính cần đề đạt (thường là từ phía gia nhập và phí hàng năm của các thành viên trong tổ chức của mình).
Vai trò chính của tổ chức EAN - Quốc gia là quản lý mã số quốc gia, quy định thống nhất số của nhà sản xuất cho các công ty, nhà máy và đại diện cho quốc gia tại tổ chức EAN - Quốc tế. Khi EAN - Quốc gia được quốc tế công nhận sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia như: có được hệ thống tiêu chuẩn EAN - Quốc tế trong nước để áp dụng rộng rãi, tiếp thu được kinh nghiệm của các nước thành viên khác, các yêu cầu quốc gia được Ban thư ký của EAN - Quốc tế giải quyết nhanh chóng, các công ty, xí nghiệp có được hệ thống tiêu chuẩn đa năng về nhận biết hàng hóa và thông tin nhanh chóng; người tiêu dùng được phục vụ nhanh chóng, hạn chế sai sót khi đọc giá.
III. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN EAN
Thông tin có hiệu quả là chìa khóa thành công trong thương mại. Hệ thống tiêu chuẩn của EAN về nhận biết quốc tế đối với sản phẩm, dịch vụ và địa điểm cho phép các nhà công nghiệp và kinh doanh trao đổi thông tin một cách chắc chắn.
Các tiêu chuẩn của EAN - Quốc tế gồm có:
* Tiêu chuẩn phân định hàng hóa, dịch vụ và địa điểm.
* Tiêu chuẩn mã số bổ sung để thông tin các dữ liệu.
* Các mẫu mã vạch tiêu chuẩn cho phép lấy tự động, chính xác các dữ liệu phân định và dữ liệu bổ sung.
* Mẫu tiêu chuẩn cho giao dịch thương mại được thông tin từ máy tính đến máy tính.
Các tiêu chẩn của EAN - Quốc tế được áp dụng không những trong thương mại và công nghiệp để nhận biết hàng tiêu dùng, mà còn trong quản lý các sản phẩm sách, hàng dệt, chăm sóc sức khỏe, tự động hóa v.v... Các ký hiệu mã vạch đã được thiết kế và tiêu chuẩn hóa để áp dụng trong EAN:
- EAN (EAN - 8, EAN - 13)
- ITF - 14
- UCC/EAN - 128
IV. MÃ SỐ - MÃ VẠCH
1. Mã số hàng hóa là một phương pháp để phân định hàng hóa áp dụng trong quá trình luân chuyển từ người sản xuất qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Giống như thẻ căn cước giúp ta phân biệt được những người khác nhau thì mã số của hàng hóa là thẻ căn cước của hàng hóa giúp ta phân biệt được các loại hàng hóa.
2. Mã vạch là một nhóm các vạch đi kèm theo mã số dùng để thể hiện các con số dưới dạng ký hiệu, giúp cho các máy quét laser (scanner) có thể ?đọc? được các con số này. Các máy quét lại được nối với máy tính làm trung tâm lưu trữ thông tin và hàng hóa: giá cả, số lượng hàng trong kho, số lượng bán ra. Khi các loại hàng hóa đều có mã số - mã vạch thì các máy quét có thể lưu trữ, tính toán mọi số liệu về chúng một cách chính xác và rất nhanh chóng.
Tất cả các loại hàng hóa bán ở thị trường EU và Bắc Mỹ đều có mã số và mã vạch.
3. Nguyên tắc chung về ghi mã số và lập mã vạch là sử dụng một dãy các con số gồm từ 8 đến 13 hoặc 14 con số để đánh số hàng hóa, dãy số này chia thành các nhóm biểu thị xuất xứ hàng hóa: nơi sản xuất, công ty sản xuất, loại hàng hóa, các đặc điểm khác biệt của hàng hóa như kích thước, màu sắc, các kiểu dáng cải tiến, các cách bao gói... Mỗi loại hàng hóa được đặc trưng bởi một dãy các con số và mỗi dãy con số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa.
Mã vạch dùng để thể hiện các con số, mỗi con số được thể hiện bằng một nhóm các vạch rộng hẹp khác nhau, có từ 1 đến 3 phương án khác nhau tùy theo vị trí con số trong dãy và tùy theo hệ mã vạch.
4. Các loại mã vạch thông dụng
- Mã vạch UPC: là một trong những loại được sử dụng sớm nhất, do Hội mã sản phẩm đa năng (Universal Product Code Association) của Mỹ lập ra chủ yếu dùng ở Mỹ và Canada. Mã UPC lại chia thành nhiều loại UPC-A, UPC-B, UPC-D và UPC-E, sử dụng dãy số gồm 6, 12 hoặc 14 con số.
- Mã vạch EAN: là mã vạch do Hội mã số hàng hóa châu Ấu (European Article Numbering Association) lập ra. Hiện nay mã vạch EAN được phổ biến trên toàn thế giới. Có hai loại mã vạch EAN: EAN-13 và EAN-8. EAN-13 gồm 13 con số: 3 con số đầu là mã số quốc gia, 4 số tiếp theo là mã số công ty, 5 số sau là mã số của sản phẩm, cuối cùng là con số kiểm tra, con số này được tính từ giá trị của tất cả các con số đứng trước nó. Trong mã EAN, mỗi con số được thể hiện bằng 3 phương án khác nhau tùy theo vị trí của nó trong dãy số.
- Mã vạch 3-9: là mã vạch do Công ty Intermec đưa ra sử dụng từ năm 1974. Hệ thống mã vạch này có thể thể hiện các con số từ 0 đến 9, các chữ cái từ A đến Z và các ký hiệu. Mỗi con số hoặc chữ cái được thể hiện bằng một phương án.
- Mã vạch 2-5: mỗi con số được thể hiện bởi một nhóm 2 vạch rộng và 3 gạch hẹp, khoảng cách giữa các vạch không có ý nghĩa thông tin.
Trước đây các thiết bị dùng trong hệ nào chỉ sử dụng cho hệ đó. Hiện nay, các thiết bị EAN có thể đọc được UPC và một số loại thiết bị UPC có thể đọc được EAN.
Mã số và mã vạch không những được dùng để phân định hàng hóa mà còn ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau: quản lý hộ khẩu, xuất nhập cảnh, hồ sơ bệnh nhân, tài liệu lưu trữ EAN - Quốc tế đã dẫn đầu cho một giải pháp toàn cầu nhờ hệ thống đánh số đơn lẻ và hệ thông tin điện tử. Lợi ích của hệ thống này đã được chứng minh: việc cốt lõi là thành lập một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả, hòa nhập được các bên thương mại trong mạng lưới cung cấp (từ nhà sản xuất đến bán buôn, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng cuối cùng), để có ngôn ngữ chung cho thương mại toàn cầu và quản lý xã hội có hiệu quả.
Lần sửa cuối bởi tran_hieu0983, ngày 08-27-2011 lúc 10:51 PM.
-
-
Little PLC
Các phương thức biểu đạt tượng trưng
Việc chuyển đổi giữa thông tin của thông điệp và mã vạch được gọi là biểu đạt tượng trưng. Các thông số trong quá trình này được mã hóa từ các số/chữ đơn lẻ của thông điệp cũng như có thể có là các dấu hiệu bắt đầu hay kết thúc thành các vạch và các khoảng trống, kích thước của vùng lặng trước và sau mã vạch cũng như việc tính toán tổng kiểm lỗi (checksum) là bắt buộc.
Các quy trình biểu đạt tượng trưng tuyến tính có thể phân loại chủ yếu theo hai thuộc tính:
Liên tục hay Rời rạc: Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng liên tục được tiếp giáp với nhau, với một ký tự kết thúc bằng khoảng trống và ký tự tiếp theo bắt đầu bằng vạch, hoặc ngược lại. Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng rời rạc bắt đầu và kết thúc bằng vạch; không gian giữa các ký tự bị bỏ qua, cho đến chừng nào mà nó đủ rộng để thiết bị đọc coi như là mã kết thúc.
Hai hay nhiều độ rộng các vạch: Các vạch và các khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng hai độ rộng là rộng hay hẹp. Vạch rộng rộng bao nhiêu lần so với vạch hẹp không có giá trị gì đáng kể trong việc nhận dạng ký tự (thông thường độ rộng của vạch rộng bằng 2-3 lần vạch hẹp). Các vạch và khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng nhiều độ rộng là các bội số của độ rộng cơ bản gọi là modul; phần lớn các loại mã vạch này sử dụng bốn độ rộng lần lượt bằng 1, 2, 3 và 4 modul.
Các mã vạch cụm chứa mã vạch tuyến tính cùng một loại nhưng được lặp lại theo chiều đứng trong nhiều hàng.
Có nhiều chủng loại mã vạch 2D. Phần lớn là các ma trận mã, nó là tập hợp các modul mẫu dạng điểm hay vuông phân bổ trên lưới mẫu. Các mã vạch 2D cũng có thể có các dạng nhìn thấy khác nhau. Cùng với các mẫu vòng tròn đồng tâm, thì còn một số mã vạch 2D có sử dụng kỹ thuật in ẩn (steganography) bằng cách ẩn mảng các modul khác nhau về kích thước hay hình dạng trong các hình ảnh đặc thù riêng (ví dụ như của mã vạch DataGlyph).
Quét/tương tác tượng trưng
Các mã vạch tuyến tính là phù hợp nhất để quét bằng các thiết bị quét laser, nó quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã vạch theo các mẫu sáng-sẫm quy ước trước.
Các mã vạch cụm cũng rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với tia laser quét nhiều lần trên mã vạch.
Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự trong một mã vạch. Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình.
Dạng mã vạch
Các mã vạch tuyến tínhLoại Thuộc tính Độ rộng Sử dụng
Plessey Liên tục 2 Catalog, các giá hàng trong cửa hàng, hàng tồn kho
UPC Liên tục Nhiều Bán lẻ ở Mỹ
EAN-UCC Liên tục Nhiều Bán lẻ khắp thế giới
Codabar Rời rạc 2 Thư viện, ngân hàng máu, vé máy bay
Interleaved 2 of 5 Liên tục 2 Bán buôn, thư viện (ở Na Uy)
Code 39 Rời rạc 2 Đa dạng
Code 93 Liên tục 2 Đa dạng
Code 128 Liên tục Nhiều Đa dạng
Code 11 Rời rạc 2 Điện thoại
POSTNET Liên tục Cao/Thấp Bưu điện
PostBar Rời rạc Nhiều Bưu điện
CPC Binary Rời rạc 2 Bưu điện
Telepen Liên tục 2 Thư viện v.v (Vương quốc Anh)
Các mã vạch cụmLoại Ghi chú
Codablock Mã vạch cụm 1D.
Code 16K Dựa trên Code 128 1D.
Code 49 Mã vạch cụm 1D từ Intermec Corp.
PDF417 Mã vạch 2D phổ biến nhất. Phạm vi công cộng.
Micro PDF417
Mã vạch 2DLoại Ghi chú
3-DI Phát triển bởi Lynn Ltd.
ArrayTag Từ ArrayTech Systems.
Aztec Code Từ Welch Allyn (hiện nay là Handheld Products). Phạm vi công cộng.
Small Aztec Code
Điểm đen Mã vạch này đã được thử nghiệm ở cửa hàng Kroger ở Cincinnati. Nó sử dụng các vạch đồng tâm.
Code 1 Phạm vi công cộng.
CP Code Từ CP Tron, Inc.
DataGlyphs Từ Xerox PARC.
Datamatrix Từ RVSI Acuity CiMatrix. Hiện nay thuộc phạm vi công cộng.
Datastrip Code Từ Datastrip, Inc.
Dot Code A
HueCode Từ Robot Design Associates. Sử dụng thang màu xám hoặc nhiều màu.
INTACTA.CODE Từ INTACTA Technologies, Inc.
MaxiCode Sử dụng bởi Dịch vụ chuyển phát hàng hóa Mỹ (United Parcel Service).
MiniCode Từ Omniplanar, Inc.
PDF417 Có nguồn gốc từ Symbol Technologies. Phạm vi công cộng.
QR Code Từ Nippondenso ID Systems. Phạm vi công cộng.
SmartCode Từ InfoImaging Technologies.
Snowflake Code Từ Marconi Data Systems, Inc.
SpotCode Mã vòng từ High Energy Magic Ltd.
SuperCode Phạm vi công cộng.
UltraCode Có các phiên bản đen trắng và màu. Phạm vi công cộng.
-
-
Thành viên cấp 3
hic cái này có làm thẻ từ được không vậy anh hiển ?
-
-
Little PLC
Gửi bởi
trison89
hic cái này có làm thẻ từ được không vậy anh hiển ?
Hix, cái này làm được thẻ từ. Không có gì khác cả chỉ cần mã vạch thì nguyên lý là như nhau và tuỳ vào thiết bị nào mà ta sẽ ứng dụng cho phù hợp.
P/S: mình tên "hiếu" not " hiển" ^^
-
-
Thành viên Mới
mong các pro giúp e
Gửi bởi
tran_hieu0983
Hix, cái này làm được thẻ từ. Không có gì khác cả chỉ cần mã vạch thì nguyên lý là như nhau và tuỳ vào thiết bị nào mà ta sẽ ứng dụng cho phù hợp.
P/S: mình tên "hiếu" not " hiển" ^^
e đang làm đồ án về bãi đỗ xe tự động, em muốn kiểm soát an ninh bàng thẻ từ, nhưng e chưa biết kết nối thẻ từ với
PLC làm sao hết, mong các a chị ai đã có kinh nghiệm thì giúp đỡ e với, ai có tài liệu thì mong san sẻ cho e với. mong chờ sự hồi âm của a chị
-
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 07:35 PM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu