Đăng Ký
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 16

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết

    AutoBase kết nối với đồng hồ nhiệt TK4S

    Hiện nay bộ điều khiển nhiệt độ đang được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, hôm nay tôi giới thiệu cách kết nối giữa phần mềm Autobase với đồng hồ nhiệt TK4S của Autonic. Thiết bị đồng hồ nhiệt này có cổng truyền thông RS485 và sử dụng Protocol chuẩn Modbus, mặc định cài đặt của thiết bị này như sau: Adrr 1, baudrate 9600, 8bit data, 2bit Stop, không sử dụng bit kiểm tra chẵn lẻ.
    Trong demo này Autobase sẽ kết nối với 1 đồng hồ nhiệt, tuy nhiên nếu cần kết nối với nhiều đồng hồ nhiệt để giám sát và điều khiển thì ta có thể kết nối theo chuẩn của mạng RS485 sau đó cài đặt địa chỉ cho từng bộ điều khiển. Hoạt động của Project Demo này hiển thị nhiệt độ trên màn hình, cài đặt giá trị nhiệt độ từ màn hình, thay đổi chế độ Auto/Manual từ màn hình, hiển thị trạng thái của ngõ vào DI của đồng hồ.
    Tài liệu về vùng nhớ của đồng hồ nhiệt và chuẩn truyền thông Modbus của thiết bị download ở đây.
    Thực hiện tạo Project
    - Mở chương trình Project Manager chọn new sau đó đạt tên cho Project


    Sau đó nhấn nút soạn thảo (Edit) để chuyển sang chương trình Studio tạo giao diện


    Giao diện của chương trình Studio


    Tiếp theo thực hiện kết nối giữa phần mềm autobase với đồng hồ nhiệt. Trong AutoBase sử dụng chương trình Communication Server để kết nối với các thiết bị, đặc điểm của chương trình này là có khả năng kết nối với rất nhiều các thiết bị khác nhau, chương trình này cho phép chúng ta chỉnh sửa các thông số kết nối sao cho phù hợp với từng thiết bị khác nhau. Chương trình này sẽ truy cập vào vùng nhớ của thiết bị để Read/Write các giá trị tới vùng nhớ thực hiện giám sát và điều khiển.
    Trong hình dưới “edit Port File” là thực hiện chọn cổng kết nối, cổng kết nối ở đây có nhiều loại như, cổng nối tiếp, TCP/IP, Modem…Trong trường hợp này ta sử dụng cổng nối tiếp .


  2. #2
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Mục Select Port ta chọn 1 Port và Click x2 để thiết lập các thông số. Hiện nay phần mềm Autobase có thể sử dụng tối đa là 10000 port điều này có nghĩa là Autobase có thể sử dụng 10 ngàn Port để kết nối với 10 ngàn thiết bị.




    Trong hình ở trên ‘Read Cycle’ và ‘Write Cycle’ là chu kì đọc và ghi của chương trình Communication Server, nếu kết nối với port chỉ có 1 thiết bị thì nên để 2 thông số này là 0. Nhưng trong trường hợp mà 1 port kết nối với nhiều thiết bị (ví dụ mạng RS 485) thì các thông số này phải khác 0 vì phải có thời gian delay cho chương trình gửi yêu cầu và thời gian cho thiết bị trả lời.


    Ở hình trên thiết lập các thông số sao cho phù hợp như cổng com đang dùng là số mấy, các thông số cài đặt tốc độ Baud, data bit, stop bit, Parity Bit phải giống như trên đồng hồ nhiệt.


  3. #3
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Chọn Protocol cho đồng hồ nhiệt (chuẩn Modbus 2)


    Như ở hình trên là các câu lệnh của chuẩn Modbus ví dụ :
    READ, 2, 4, 3E8h, 0, 1
    - ‘Read’ là lệnh đọc, ‘2’ là địa chỉ của đồng hồ nhiệt, ‘4’ là Function4 của chuẩn Modbus, ‘3E8h’ Là địa chỉ vùng nhớ lưu giá trị nhiệt độ của đồng hồ (Xem trong map memory của thiết bị);‘0’ là địa chỉ buffer của chương trình Communication Server, 1 là số Word chương trình đọc về.
    - Trong hình trên ta đang đọc vùng nhớ của nhiệt độ ngõ vào, vùng nhớ cài đặt, vùng nhớ của ngõ vào DI, vùng nhớ của chế độ Auto/manual (chi tiết xem tài liệu của TK4S download ở trên)
    - Tương tự ta có thể đọc bất cứ vùng nhớ nào của đồng hồ nhiệt


    Sau khi đã kết nối thành công
    - Tiếp theo tạo các Tag để đọc và ghi các dữ liệu


    Chương trình sọan thảo Tag xuất hiện, mặc định có 1 số Tag mẫu ta ko dùng nên xoa bỏ và tạo tag mới bằng cách nhấn nút ‘Thêm’(Add)



  4. #4
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Tạo Tag analog input tên là: temperature_in để lấy dữ liệu nhiệt độ hiển thị lên màn hình.


    Sau đó nhấn OK và click x2 vào tên Tag vừa tạo ra để thiết lập các thuộc tính gán địa chỉ cho Tag.


    Tạo thêm Tag AI tên: “temperature_setting_in” dùng để hiển thị giá trị nhiệt cài đặt trên đồng hồ nhiệt



    Sau đó click x2 để thiết lập thuộc tính, địa chỉ cho Tag như hình sau:

  5. #5
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết

    Để cài đặt giá trị setting cho đồng hồ ta có thể nhấn trên nút điều khiển của thiết bị hoặc ta có thể cài đặt trực tiếp từ màn hình bằng cách sử dụng Tag AO (analog out put) Tag này có nhiệm vụ là ghi giá trị được nhập từ màn hình giám sát xuống vùng nhớ lưu giá trị cài đặt của đồng hồ nhiệt. Tag Ao có tên “Temperature_setting _out”


    Sau đó Click x2 để thiết lập thuộc tính cũng như địa chỉ của Tag


    Nhưng làm sao để nhập giá trị cho Tag AO! Có nhiều cách nhưng ta có thể sử dung Object của Tag AI là có thể IN/OUT sử dụng Object của Tag AI để nhập dữ liệu cho Tag AO. Trước tiên ta thoát chương trình Tag Editor để chương trình xác nhận các Tag đã được tạo ra.



  6. #6
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Sau đó ta thiết lập thuộc tính cho Tag AI mà ta muốn sử dụng để nhập dữ liệu cho Tag AO. Ở đây ta chọn Tag AI “temperature_setting_in” để nhập dữ liệu cho Tag AO. Như vậy Tag “temperature_setting_in” vừa có nhiệm vụ hiển thị giá trị cài đặt vừa có chức năng dùng để nhập giá trị cho Tag AO “temperature_setting_out”. Click x2 vào Tag “temperature_setting_in” để thiết lập.


    Trong thuộc tính của Tag AI “temperature_setting_in” chọn mục Sub Tag, chọn AO SV (analog output set value) làm như hình dưới:





    Trong đồng hồ nhiệt có chế độ Auto/Manual ta cũng có thể làm nút nhấn để chuyển đổi 2 chế độ này.
    Trước tiên ta tạo Tag AO có tên Auto_man_Out. Do vùng nhớ của chức năng Auto/Manual chỉ cho phép truy cập theo Word nên ta phải sử dụng Tag AO.



  7. #7
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết

    Click x2 vào thuộc tính Tag AO vừa tạo ra để thiết lập các thông số như hình sau:



    Đồng hồ nhiệt TK4S này có các ngõ vào DI, để thể hiện trạng thái của ngõ vào này ta sử dụng Tag DI và gán cho Tag này địa chỉ tương ứng với vùng nhớ của ngõ vào DI.



    Click x2 vào Tag DI vừa tạo để gán thông số cho Tag



    Như vậy việc Tạo Tag và gán các thuộc tính cho tag đã hoàn thành tiếp theo là tạo đồ họa giao diện.

  8. #8
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Hình bên dưới là cách chèn ảnh, bạn có thể chọn bất kì ảnh nào để làm đồ họa.




    Chèn ảnh động để hiển thị tranngj thái ON/OFF của tín hiệu DI




  9. #9
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Các bạn có thể chọn bất kì ảnh động nào trong thư viện của Autobase hoặc sử dụng ảnh động tự tạo để mô phỏng trạng thái cho Tag DI




    Hình trên là lựa chọn ảnh động tự tạo.


    Sử dụng các công cụ của Studio để tạo chữ, màu sắc….



  10. #10
    Thành viên cấp 2
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    11 lượt trong 8 bài viết
    Chèn Object để hiển thị giá trị cho Tag AI như hình dưới chọn Object hiển thị cho Tag AI là kiểu kí tự (số)


    Lần lượt lấy Object để hiển thị cho 2 Tag AI





    Thiết lập thêm 1 số các thông số để có được cách hiển thị như mong muốn.


Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Tag của Chủ đề này

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Back to Top