-
Thành viên Mới
Thầy cho em hỏi là em muốn kết nối một PLC S7-200 của Siemens với một PLC TSX 57 của Schneider thông qua mạng ethenet thì có thực hiện được không ạ? Và nếu được thì hai PLC phải có phần cứng thỏa mãn gì? Em định làm đồ án tốt nghiệp về cái này. Em cảm ơn Thầy.
-
-
Thành viên cấp 7

Gửi bởi
ylicaw
Thầy cho em hỏi là em muốn kết nối một PLC S7-200 của Siemens với một PLC TSX 57 của Schneider thông qua mạng ethenet thì có thực hiện được không ạ? Và nếu được thì hai PLC phải có phần cứng thỏa mãn gì? Em định làm đồ án tốt nghiệp về cái này. Em cảm ơn Thầy.
Mạn phép thầy Hiếu nhé.
PLC S7-200 thì em cần thêm module CP 243-1IT , còn PLC TSX 57 thì có hỗ trợ sẵng Ethenet và web server.Nếu em làm đồ án này thì hơi bị mắc đấy.
-
-
Little PLC


Gửi bởi
ylicaw
Thầy cho em hỏi là em muốn kết nối một PLC S7-200 của Siemens với một PLC TSX 57 của Schneider thông qua mạng ethenet thì có thực hiện được không ạ? Và nếu được thì hai PLC phải có phần cứng thỏa mãn gì? Em định làm đồ án tốt nghiệp về cái này. Em cảm ơn Thầy.
PLC S7-200 thì em cần thêm module CP 243-1IT , còn PLC TSX 57 thì có hỗ trợ sẵng Ethenet và web server.Nếu em làm đồ án này thì hơi bị mắc đấy
Thank Hưng nhiều lắm. Tuy nhiên ở đây vẫn còn một vấn đề là ý của bạn là thông qua Ethernet thì bạn chỉ cần mua thêm module CP243-1 là đủ ( chưa cần tới loại CP243-1IT vì loại này khá mắc).
Sự khác nhau ở đây là PLC TSX 57 có hỗ trợ Profinet ( chuẩn truyền thông Ethernet +Webserver), tuy nhiên nếu không dùng tới webserver và tiết kiệm chi phí thì chỉ cần truyền thông Ethernet chứ chưa cần Profinet đâu.
Chúc thành công.
-
-
Thành viên Mới
Dạ em cảm ơn a Hưng và thầy Hiếu.
Do em làm ở phong thí nghiệm của khoa có sẵn thiết bị nên cũng không tốn kém lắm.
E có thắc mắc là 2 PLC S7-200 và TSX 57 là của 2 hãng khác nhau, dùng ngôn ngữ lập trình khác nhau thì sao chúng có thể giao tiếp được với nhau ạ?
-
-
Little PLC

E có thắc mắc là 2 PLC S7-200 và TSX 57 là của 2 hãng khác nhau, dùng ngôn ngữ lập trình khác nhau thì sao chúng có thể giao tiếp được với nhau ạ?
truyền thông là việc giao tiếp giữa các thiết bị để nó nhận tín hiệu và hiểu nhau. Theo cách đơn giản nhất đó là trả về mức tín hiêu 1 hay 0 ( tương ứng với 24V hay 0V),... Đơn giản nói chuyện thế này nhé. Tại sao người Việt hiểu tiếng Anh ^^. Tương như như thế. Đó là giao tiếp bắt tay giữa các thiết bị thì đó là trả tín hiệu theo dạng 0 hoặc 1... ^^
-
-
Thành viên cấp 4
plc của hãng nào và ngôn ngữ lập trình không quan trọng, quan trọng là chuẩn giao tiếp chung giữa hai thiết bị. Ví dụ nhé: mình nói chuyện với người pháp có thể dùng tiếng pháp hoặc tiếng việt, nếu mình không biết tiếng pháp, người kia không biết tiếng việt thì dùng tiếng anh ^_^
Trong giao tiếp phải phân biệt rõ:
2 thiết bị phải dùng chung chuẩn vật lý: hoặc là rs232, hoặc là rs485 hoặc là cáp mạng nội bộ, cáp quang, không dây ....
2 thiết bị phải dùng chung chuẩn frame truyền: ví dụ như chung chuẩn ascii, modbus rtu, profibus, ... tcp/ip
Trong ví dụ của bạn 2 plc đều dùng chung chuẩn vật lý là cáp mạng nội bộ, còn chuẩn giao tiếp sẽ là tcp/ip
-
-
Thành viên cấp 1
chào các anh em! mình đang làm về " modul mở rộng SM1234 của S7-1200 kết nối với biến tần điều khiển động cơ KDB 3pha" mà mình chưa biết bắt đầu từ đâu. và dùng những tài liệu gì?
anh em nào biết thì chỉ giáo!
-
-
Thành viên cấp 1
Đây là 1 CD bao gồm 1 số tài liệu và 1 số ứng dụng thực tế của PLC S7-1200.
Bao gồm 3 part theo định dạng ISO. Mọi người tải về rồi dùng phần mềm tạo ổ đĩa ảo để đọc nhé.
Siemens tours_part01
Siemens tours_part02
Siemens tours_part03
mình cũng không đọc được làm sao bây giờ bạn ơi!
-
-
Bạn dơn phàn mềm này về cài lên máy và đọc là ok thôi
http://www.mediafire.com/?nx49dvxvsb1t3hf
-
-
Thành viên cấp 7

Gửi bởi
herok8
chào các anh em! mình đang làm về " modul mở rộng SM1234 của S7-1200 kết nối với biến tần điều khiển động cơ KDB 3pha" mà mình chưa biết bắt đầu từ đâu. và dùng những tài liệu gì?
anh em nào biết thì chỉ giáo!
Chào bạn.Mình có 1 số ý tư vấn như sau :
SM1234 là module AI/AO của PLC S7-1200.Để điều khiển động cơ thông qua biến tần sử dụng module này,bạn cần nắm 1 số vấn đề.
+Cấu hình trên biến tần :
1.Cấu hình thông số của motor vào biến tần ( dòng,áp,số cặp cực,dòng giới hạn,công suất motor,tốc độ lớn nhất,nhỏ nhất....) tiến hành auto tuning để biến tần đo điện trở pha , độ tự cảm ,góc quay , của motor này .(nếu motor đúng với cấu hình biến tần thì không cần auto tuning).
2.Chọn chế độ chạy : bạn cấu hình biến tần hoạt động chế độ analog input , cấu hình các Digital Input nào là chức năng Enable ,cấu hình Digital Output với chức năng báo chạy hay báo lỗi gì đó.
+Cấu hình trên PLC.
.Dùng 1 digital Output xuất 1 ngõ ra role để enable biến tần.Kết nối Analog output từ PLC đến AI trên biến tần.Sau đó dùng hàm thư viện hay bạn tự lập trình để điều khiển tốc độ qua analog output.Nếu tự lập trình hàm thì lưu ý , giá trị 27648 = 10V=50Hz(60hz)=1500rpm(với p=2,số cặp cực).
Chúc bạn thành công.
-
Tag của Chủ đề này
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Back to Top
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 01:40 AM.
Phiên bản 4.2.5
Phát triển bởi thành viên PLCVietNam®.
Đánh dấu